Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaS04, AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaS04 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.



Đáp án:

BaS04 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi thay nguyên tử H của hiđrocacbon bằng nhóm OH thì được dẫn xuất hiđroxi. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi định nghĩa sau: a) Phenol là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ] b) Phenol là dẫn xuất hiđroxi mà nhóm OH đính với C của vòng thơm. [ ] c) Ancol thơm là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ] d) Ancol thơm là đồng đẳng của phenol. [ ]
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thay nguyên tử H của hiđrocacbon bằng nhóm OH thì được dẫn xuất hiđroxi. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi định nghĩa sau:

a) Phenol là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ]

b) Phenol là dẫn xuất hiđroxi mà nhóm OH đính với C của vòng thơm. [ ]

c) Ancol thơm là dẫn xuất hiđroxi của hiđrocacbon thơm. [ ]

d) Ancol thơm là đồng đẳng của phenol. [ ]


Đáp án:

a) S

b) Đ

c) S

d) S

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.  


Đáp án:

Z Nguyên tử Cấu hình electron Z Nguyên tử Cấu hình electron
1 H 1s1 11 Na 1s22s22p63s1
2 He 1s2 12 Mg 1s22s22p63s2
3 Li 1s22s1 13 Al 1s22s22p63s23p1
4 Be 1s22s2 14 Si 1s22s22p63s23p2
5 B 1s22s22p1 15 P 1s22s22p63s23p3
6 C 1s22s22p2 16 S 1s22s22p63s23p4
7 N 1s22s22p3 17 Cl 1s22s22p63s23p5
8 O 1s22s22p4 18 Ar 1s22s22p63s23p6
9 F 1s22s22p5 19 K 1s22s22p63s23p64s1
10 Ne 1s22s22p6 20 Ca 1s22s22p63s23p64s2

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau: a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH b) CH3 CH(OH)CH2 CH3 c)(CH3 )3COH d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH e) CH2=CH-CH2 OH g) C6 H5 CH2 OH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:

a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH

b) CH3 CH(OH)CH2 CH3

c) (CH3 )3COH

d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH

e) CH2=CH-CH2 OH

g) C6 H5 CH2 OH


Đáp án:

Công thức cấu tạo Tên-gốc chức (gốc chức) Tên thay thế Bậc
CH3 CH2 CH2 CH2 OH Ancol butylic Butan -1-ol I
CH3 CH(OH)CH2 CH3 Ancol sec-butylic Butan-2-ol II
(CH3 )3 COH Ancol ter-butylic 2-metyl-propan-2-ol III
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH Ancol isoamylic 3-metylbutan-1-ol I
CH2=CH-CH2 OH Ancol alylic Propen-1-ol I
C6 H5 CH2 OH Ancol benzylic Phenyl metanol I

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển thành HNO3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào các quá trình trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển thành HNO3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào các quá trình trên


Đáp án:

Bảo toàn electron cho tất cả các quá trình:

2nCu = 4nO2 → nO2 = 0,15 mol

→ V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau : a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.


Đáp án:

a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2

Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.

b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%

Gọi công thức oxit là: CxHy

⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Vậy oxit là: CO

c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%

Gọi công thức là: MnxOy

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Vậy oxit là: Mn2O7

d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%

Gọi công thức của oxit là: PbxOy

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Vậy công thức oxit là: PbO2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…