Các đại lượng hoặc tính chất sau đây của kim loại kiềm thổ biến đổi như thế nào khi diện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần?
Câu A. Bán kính nguyên tử
Câu B. Năng lượng ion hóa
Câu C. Thế điện cực chuẩn Eo
Câu D. Tính khử Đáp án đúng
Khi điện tích hạt nhân tăng, số lớp electron tăng dần dẫn đến bán kính nguyên tử tăng dần. Khoảng cách giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng làm cho lực hút của hạt nhân với electron giảm. Electron dễ bị bứt ra khỏi nguyên tử (dễ nhường đi) ⇒ Tính khử tăng dần
Năng lượng ion hóa giảm dần
Thế điện cực chuẩn giản dần
Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?
Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.
PTHH:
ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách nào?
Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.
a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.
b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
a)
– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.
b)
Monomer: CH2=C(CH3 )2
Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-
M = 15000.56 = 840000 đvC.
Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Giải
Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam
=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol
Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+
Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol
Ta có: a + b = 0,065 mol (1)
Ta có: nNO = 0,02 mol
BT e : ta có 2a + 3b = 2nO + 3nNO
=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol
=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2
=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet