Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu 50ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch brom trên?
C2H4 + Br2 → C2H4Br2. (1)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4. (2)
Từ phương trình (1) và (2) ta nhận thấy:
Tỉ lệ nC2H4 : nBr2 = 1:1
nC2H2 : nBr2 = 1:2
⇒ Số mol brom phản ứng tối đa với C2H2 gấp 2 lần C2H4 nên thể tích dung dịch brom cần dùng khi phản ứng với C2H2 cũng gấp 2 lần khi phản ứng với C2H4
VBr2 cần dung khi phản ứng với 0,1 l axeilen là: 50ml × 2 = 100ml.
Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.
2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.
Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.
- Hoá chất: 2ml ancol etilic
2. Cách tiến hành:
- SGK trang 196.
3. Phương trình hóa học và hiện tượng:
2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa +H2
Ngọn lửa chuyển sang màu xanh do có khí H2 thoát ra.
Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.
2. Tiến hành:
- SGK trang 196.
3. Phương trình hóa học và hiện tượng:
Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.
Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd phenol, nước brom.
2. Tiến hành:
- SGK trang 196.
3. Phương trình hóa học và hiện tượng:
Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.
Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.
2. Tiến hành:
- Dùng Br2 biết phenol, dùng Cu(OH)2 biết glixerol.
3. Phương trình hóa học và hiện tượng:
Với Phenol:
Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.
- Với Glixerol:
Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.
Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là?
nKMnO4 = 0,15 mol
Bảo toàn electron
2nCl2 = 5nKMnO4 ⇒ nCl2 = 0,375 mol ⇒ V = 8,4l
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2-COO-C2H5. Tên gọi của X là:
Câu A. vinyl axetat
Câu B. metyl propionat
Câu C. etyl propionat
Câu D. metyl metacrylat
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
+ Có số electron hóa trị ít.
+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.
+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.
+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là: Mạng tinh thể luc phương, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :
a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet