Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: CO2, SO2, SO3.
- Cho qua dung dịch Br2 nhận biết SO2 do làm nhạt màu nâu của dung dịch brom:
Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
- Cho qua dung dịch BaCl2 nhận biết SO3 do tạo kết tủa màu trắng:
BaCl2 + SO3 + H2O → BaSO4↓ + 2HCl
- Còn lại là CO2.
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa
C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0
Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê:
Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.
Áp dụng: giảm áp suất, tăng nhiệt độ (phản ứng thu nhiệt), tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.
- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.
b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.
b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.
Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là
nkhí = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)
Bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = 11,5 – 3,6 = 7,9 (gam)
nCl2 + nO2 = 0,125 và 71nCl2 + 32nO2 = 7,9
<=> nCl2 = 0,1; nO2 = 0,025
Bảo toàn electron:
2nM = 2nCl2 + 4nO2 ⇒ 2. (3,6/M) = 2. 0,1 + 4. 0,025 ⇒ M = 24 (Mg)
Câu A. 13
Câu B. 12
Câu C. 11
Câu D. 10
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 7
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB