Câu A. Al và AgCl
Câu B. Fe và AgCl Đáp án đúng
Câu C. Cu và AgBr
Câu D. Fe và AgF
- Khi cho kim loại M (Fe) tác dụng với phi kim X (Cl2) : Fe + Cl2 → FeCl3 ; Fe + FeCl3→ FeCl2. - Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z gồm FeCl2, FeCl3. - Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z : FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl; FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag - Đem chất rắn G gồm AgCl, Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư : Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O; AgCl + HNO3: không phản ứng → Chất rắn F là AgCl.
Câu A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
Câu B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Câu C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau:
a) Axit;
b) Oxit bazơ;
c) Oxit axit;
d) Muối;
e) Đơn chất
a) Axit: H2SO3
H2SO3 + 2H2S -> 3S + 3H2O: H2SO3 là chất oxi hóa.
5H2SO3 + 2KMnO4 -> 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 + 3H2O: H2SO3 là chất khử.
b) Oxit bazơ: FeO
FeO + H2 ---t0---> Fe + H2O
FeO: chất oxi hóa
2FeO + 4H2SO4 đặc --t0--> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
FeO: chất khử
c) Oxit axit: SO2
SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O: SO2 là chất oxi hóa.
SO2 + Cl2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4: SO2 là chất khử.
d) Muối: FeCl2.
FeCl2 + 2Cl2 -> 2FeCl3: FeCl2 là chất khử.
FeCl2 + Mg -> MgCl2 + Fe : FeCl2 là chất oxi hóa.
e) Đơn chất: S
S + 2H2SO4 --t0--> 3SO2 + 2H2O; S: chất khử
S + Fe -t0-> FeS; S; chất oxi hóa
Khi bị ốm mất sức người bệnh được truyền dịch đường để thêm năng lượng. Chất trong dịch đường là:
Câu A. Mantozơ
Câu B. Saccarozơ
Câu C. Glucozơ
Câu D. Fructozơ
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại Na, Mg, Ca, Fe và các ion của chúng Na+, Mg2+, Ca2+, Fe2+,Fe3+
Na(Z = 11) : 1s22s22p63s1
Mg(Z = 12) : 1s22s22p63s2
Ca(Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2
Fe(Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d64s2
Na+(Z = 11) : 1s22s22p6
Mg2+ (Z = 12) : 1s22s22p6
Ca2+ (Z = 20) : 1s22s22p63s23p6
Fe2+ (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d6
Fe3+ (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d5
Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
Câu A. Bột sắt.
Câu B. Bột lưu huỳnh.
Câu C. Bột than.
Câu D. Nước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB