Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etan; etilen và axetilen
b) Butađien và but -1-in
c) But -1-in But -2-in
a) Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH
+ Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O
+ Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:
CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br
Mẫu còn lại là C2H6.
Tương tự: b) và c) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được but-1-in.
Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.
Các ion và đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?
và đều có 2 lớp electron (2e và 8e), nhưng có bán kính nhỏ hơn (0,065 nm và 0,095 nm). Nguyên nhân: Lực hút của hạt nhân đến các electron (10 e) của nguyên tử Mg (12+) lớn hơn lực hút của hạt nhân nguyên tử Na (11 +).
Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng?
Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol
Gọi a là số mol Fe phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
a------a-------------------a
56a-----------------------64a
Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a
Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol
Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau : NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
- Dùng quỳ tím nhận biết được dung dịch NaOH (quỳ tím chuyển sang xanh), dung dịch Na2SO4 (không đổi màu quỳ tím) và nhóm 2 axit (quỳ tím chuyển sang đỏ).
- Dùng hợp chất của bari, như BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 để phân biệt HCl với H2SO4 nhờ có phản ứng tạo kết tủa trắng.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Trung hòa hòan tòan 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
Sử dụng tăng giảm khối lượng:
nHCl = (17,64−8,88)/36,5 = 0,24mol
TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl = 0,24 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,24 = 37 => loại
TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2 = 0,12 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,12 = 74 => amin là H2NCH2CH2CH2NH2
Câu A. Metyl acrylat có tồn tại đồng phân hình học.
Câu B. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong ancol etylic.
Câu C. Tất cả các polime là những chất rắn, đều nóng chảy tạo thành chất lỏng nhớt.
Câu D. Monome là một mắc xích trong phân tử polime.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet