Câu A. a, b, d, e, f, g. Đáp án đúng
Câu B. a, b, d, e, f, h.
Câu C. a, b, c, d, e, g.
Câu D. a, b, c, d, e, h.
a. 2FeO + 4H2SO4đ,n → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. b. 2FeS + 10H2SO4đ,n → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O. d.Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4. e. RCHO + H2 --Ni,t0--> RCH2-OH. f. C6H12O6 + 2Ag(NH3)2OH → 2Ag + H2O + 3NH3 + CH2OH(CHOH)4COONH4. g. C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào cái gì?
Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:
a/ CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.
b/ C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4
CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl
b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH
Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là
Giải
BTKL → mX + mY(Cl2 + O2) = mZ
→ mY = mZ – mX = 35,8 – 16,8 = 19,0 gam
Ta có: nY = 0,35 mol
Đặt nCl2 = a mol, nO2 = b mol
→ a + b = 0,35 và 71a + 32b = 19
→ a = 0,2 và b = 0,15
16,8g X gồm Mg: x mol, Ca: y mol
→ 24x + 40y = 16,8
BT e => 2x + 2y = 2.0,2 + 4.0,15 = 1,0
→ x = 0,2 và y = 0,3
→ mCa = 0,3.40 = 12g
→ %mCa = 71,43%
Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vửa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
mmuối = mkim loại + 96nH2 = 3,22 + 96.0,06 = 8,98 gam
1. Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa anilin
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa + 1ml nước brom bão hòa.
+ Lắc đều, quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: do xảy ra phản ứng thế nhân thơm của anilin với Br2 tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd glyxin 2%.
+ Nhúng giấy quỳ vào ống nghiệm, quan sát.
- Hiện tượng: Giấy quỳ không đổi màu.
- Giải thích: Phân tử glyxin( H2N-CH2-COOH) có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính dó đó không làm quỳ tím đổi màu.
3. Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (lòng trắng trứng).
+ Thêm tiếp 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.
+ Lắc đều, quan sát.
- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm màu tím đặc trưng (màu biure).
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB