Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y là gì?
nN2 = naxit = 0,2 mol
Gọi X là CnH2nO2 (x mol)
Y là CmH2m-2O4 (y mol)
x + y = 0,2 mol
x(14n + 32 ) + y(14m + 62) = 15,52
xn + ym = nCO2 = 0,48
⇒ x = 0,12; y = 0,08
⇒ 3n + 2m = 12
Ta có: n, m > 2 ⇒ n = 2 và m = 3.
=> X, Y lần lượt là CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH.
Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V
Số mol các chất và ion như sau : Cu : 0,05 mol, H+ : 0,12 mol, NO3 -: 0,08 mol.
Sử dụng phương trình ion thu gọn, ta có :
3Cu + 8H+ + 2NO3- + 3e → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
H+ phản ứng hết ⟹ nNO = 0,03 (mol).
⟹ VNO = 0,672 (lít)
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
Câu A. NaOH và K2SO4
Câu B. K2CO3 và Ba(NO3)2
Câu C. KOH và FeCl3
Câu D. Na2CO3 và KNO3
Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Giải
Quy đổi3,76 gam hỗn hợp thành Fe và S
Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S
Ta có: 56x + 32y = 3,76 (1)
Mặt khác:
BT electron: 3x + 6y = 0,48 (2)
Từ (1), (2) => x = 0,03; y = 0,065
Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
Fe, S + HNO3 ----> X + Ba(OH)2 ----> Fe(OH)3; BaSO4
Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
BT e: nFe2O3 = 0,03 : 2 = 0,015 mol
nS = nBaSO4 = 0,065 mol
mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng
– Cho các chất lần lượt tác dụng với dung dịch Br2, chất nào làm nhạt màu dung dịch Br2 thì đó là hex-1-en.
- Cho 2 chất còn lại qua dung dịch KMnO4, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 thì đó là toluen.
PTHH:
Đốt cháy hoàn toàn 2,24g Fe, thu được 3,2g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Khối lượng Oxi trong oxit là: 3,2 – 2,24 = 0,96 g
nO = 0,06 mol
nFe = 0,04 mol
Tỉ lệ nFe : nO = 0,04 : 0,06 = 2:3
⇒ Trong 1 phân tử oxit có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O ⇒ CT oxit là: Fe2O3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB