Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 đvC ứng với 32,65%
M1 đvC ứng với 100%
→ M1 = 98 đvC.
Số nguyên tử H bằng: (98.2,04)/100 = 2
Số nguyên tử O bằng: (98.65,31)/(100.16) = 4
Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 1
Câu D. 3
Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.
(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.
(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là 4.
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.
TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.
Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
1. Tác dụng với dung dịch brom.
TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom
Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.
Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.
PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.
2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.
TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra
Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O
PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen
Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát
Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát
Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.
Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
Trong 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
Số nguyên tử sắt có trong 0,25 mol nguyên tử sắt là:
A = n.N = 0,25.6.1023 = 1,5.1023 nguyên tử
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet