Bài toán vô cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:


Đáp án:
  • Câu A. 25,5%

  • Câu B. 18,5%

  • Câu C. 20,5% Đáp án đúng

  • Câu D. 22,5%

Giải thích:

- Khi cho 21,5 gam X tác dụng với 0,43 mol H2SO4 thì : BT Khối lượng: nH2O = (mX + 98nH2SO4 - 30nNO - 2nH2 - mZ)/18 = 0,26 mol; # BT: H ® n(NH4+) = (2nH2SO4 - 2nH2O - 2nH2)/4 = 0,02 mol; Þ nCu(NO3)2 = (nNH4+ + nNO)/2 = 0,04 mol; - Ta có: n(O trong X) = nFeO = (2nH2SO4 - 10nNH4+ - 4nNO - 2nH2)/2 = 0,08 mol; - Xét hỗn hợp X ta có: 3nAl + 2nZn = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+ = 0,6; 27nAl + 65nZn = mX - 72nFeO -188nCu(NO3)2 = 8,22; ® nAl = 0,16 mol, nZn= 0,06 mol; Þ %mAl = (27.0,16.100)/ 21,5 = 20,5g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?


Đáp án:

cacbon là phi kim yếu, khả năng nhường và nhận electron đều yếu. Trong các hợp chất cacbon nhường có khả nặng tạo thành những cặp e chung hình liên kết cộng hóa trị.

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).


Đáp án:

 Có thể có các tripeptit

        +) Gly – Ala –Phe

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Gly – Phe – Ala

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH

        +) Ala – Gly – Phe

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Ala – Phe – Gly

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH

        +) Phe – Gly –Ala

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH

        +) Phe – Ala – Gly

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp, chọn trong khung: Chất, phân tử, hóa học, vật lí, trạng thái. "Với các ... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai hiện tượng. Khi ... biến đổi mà vẫn giữ nguyên là ... ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ... Còn khi ... biến đổi thành ….. khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ..."
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp, chọn trong khung:

Chất, phân tử, hóa học, vật lí, trạng thái.

    "Với các ... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai hiện tượng. Khi ... biến đổi mà vẫn giữ nguyên là ... ban đầu, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ... Còn khi ... biến đổi thành ….. khác, sự biến đổi thuộc loại hiện tượng ..."


Đáp án:

  Chất; chất;chất; vật lí;chất; chất; hóa học.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau: - Độ cứng. - Khối lượng riêng - Nhiệt độ nóng chảy. - Năng lượng ion hóa I1 - Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hai kim loại khác, cùng nhóm với kim loại Na và so sánh tính chất của những kim loại này về những mặt sau:

- Độ cứng.

- Khối lượng riêng

- Nhiệt độ nóng chảy.

- Năng lượng ion hóa I1

- Thế điện cực chuẩn Eo(M+/M).


Đáp án:

So sánh Na với hai kim loại khác cùng ở nhóm IA

Kim loại kiềm Li Na K
Eo(M+/M) (V) -3,05 -2,71 -2,93
Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) 0,6 0,4 0,5
Khối lượng riêng (g/cm3) 0,53 0,97 0,86
Nhiệt độ nóng chảy (oC) 180 98 64
Năng lượng ion hóa I1 (kJ/mol) 520 497 419

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…