Bài toán tính hiệu suất phản ứng este hóa giữa amino axit và ancol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan 30 g glyxin trong 60g etanol, rồi thêm từ từ 10 ml dung dịch H2SO4 đặc ,sau đó đun nóng 1 thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 33g. Hiệu suất của phản ứng là :


Đáp án:
  • Câu A. 75%

  • Câu B. 80% Đáp án đúng

  • Câu C. 85%

  • Câu D. 60%

Giải thích:

Đáp án : B Phương pháp : Tính hiệu suất của phản ứng : tính theo chất tham gia thiếu H2NCH2COOH + C2H5OH → H2NCH2COOC2H5 + H2O ; Mol 0,4 ----------------------1,3 ------------- 0,32 mol ; => Tính hiệu suất theo Glyxin => H% = 0,32/0,4 = 80%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc. (2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4. (3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi. (4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thủy tinh. (5). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần. (6). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. (7). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. (8). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. (9). Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. (10). Flo được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235 U. (11). Brom được dùng chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm. (AgBr) là chất nhạy nhạy cảm với ánh sáng dùng tráng lên phim ảnh. (12). Người ta điều chế Iot từ rong biển. (13). Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 12

  • Câu B. 11

  • Câu C. 10

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.

TN: Cho bào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng pp đẩy nước

Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.

Giải thích, PTHH: Vì CaC2 tác dụng với H2O

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.

2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.

1. Tác dụng với dung dịch brom.

TN: Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom

Hiện tượng: Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.

Giải thích: Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.

PTHH: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.

2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.

TN: Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra

Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Giải thích: Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O

PTHH: 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen

Tiến hành TN: Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát

Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lặc kĩ và quan sát

Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.

Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.

Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu các chất, các điện cực và các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình: a. Mạ đồng cho một vật bằng thép. b. Mạ thiếc cho một vật bằng thép. c. Mạ bạc cho một vật bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu các chất, các điện cực và các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình:

a. Mạ đồng cho một vật bằng thép.

b. Mạ thiếc cho một vật bằng thép.

c. Mạ bạc cho một vật bằng đồng.


Đáp án:

Để mạ kim loại lên một vật người ta sử dụng thiết bị điện phân với anot là kim loại dùng để mạ còn catot là vật cần mạ (xem thêm bài điện phân).

a. Mạ đồng cho vật bằng thép:

Điện phân dung dịch CuSO4 với ant bằng đồng, catot bằng thép

 
Catot Anot
Cu2+ + 2e → Cu Cu → Cu2+ + 2e

Phương trình Cuanot + Cu2+ dd → Cu2+ dd + Cuacnot

b.Mạ thiếc cho vật bằng thiếc, catot bằng thép

Catot Anot
Sn2+ + 2e → Sn Sn → Sn2+ + 2e

Phương trình : Snanot + Sn2+ dd → Sn2+ dd + Snanot

c.Mạ bạc cho vật bằng đồng : Điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Ag, catot bằng đồng :

Catot Anot
Ag+ + 1e → Ag Ag → Ag+ + 1e

Phương trình điện phân :

Aganot + Ag+ dd → Ag+ dd + Agacnot

 

Xem đáp án và giải thích
Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.


Đáp án:

nNaOH = 0,5 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)

Cu(OH)2 to→ CuO + H2O (2)

b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:

Theo phương trình (1):

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol

nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:

nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

mCuO = 0,2 x 80 = 16g.

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

nNaCl = nNaOH = 0,4 mol

mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.

Xem đáp án và giải thích
Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là


Đáp án:
  • Câu A. Năng lượng mặt trời.

  • Câu B. Năng lượng thủy điện.

  • Câu C. Năng lượng gió.

  • Câu D. Năng lượng hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…