Bài toán thủy phân este (C8H8O2) trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp 2 este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08g hỗn hợp trên phản ứng với vừa đủ dung dịch chứa 1,6g NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là:


Đáp án:
  • Câu A. 3,34g Đáp án đúng

  • Câu B. 5,50g

  • Câu C. 4,96g

  • Câu D. 5,32g

Giải thích:

B1: Xác định CTCT của 2 este. (X, Y) + NaOH → 3 chất hữu cơ. => gồm: muối của axit hữu cơ. nhh = 0,03 mol; nNaOH = 0,04 mol. => X và Y không thể cùng phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 được => Có 1 trong 2 chất phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 Vậy CTCT của 2 chất là: HCOOC6H4CH3 (X); HCOOCH2C6H5 (Y) B2: Tính m Các phản ứng: HCOOC6H4CH3 + 2NaOH → HCOONa + CH3C6H4ONa + H2O ; HCOOCH2C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH ; => 2nX + nY = nNaOH = 0,,02 mol; nX + nY = 0,03 mol; => nX = 0,01 mol, nY = 0,02 mol; => mmuối Z = mHCOONa + mCH3C6H4ONa = 3,34 g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

   Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

   3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Những tính chất chung:

∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

 

    2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2

∗ Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

    Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)

    C + 2H2SO4(đặc) → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

    S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑

Tác dụng với hợp chất( có tính khử)

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

    2FeO + 4H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập lý thuyết về điều chế polime bằng phản ứng trùng ngưng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là


Đáp án:
  • Câu A. nilon-6,6.

  • Câu B. polietilen.

  • Câu C. poli(metyl metacrylat).

  • Câu D. poli(vinyl clorua).

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các khái niệm a. Peptit và protein b. Protein đơn giản và protein phức tạp
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm

a. Peptit và protein

b. Protein đơn giản và protein phức tạp


Đáp án:

a. Peptit là những hợp chất chứa các gốc α-amin axit liên kết với nhau bằng những liên kết peptit –CO-NH-

Protein là những polipeptit cao phân tử

b. Protein đơn giản : được tạo thành chỉ từ các α-amino axit

Protein phức tạp : tạo thành từ các protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”

Xem đáp án và giải thích
Sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng sau: (a) X + H2O ----xt----> Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O ----> amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y ----xt----> E + Z (d) Z + H2O ----as, chất diệp lục----> X + G X, Y, Z lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Xenlulose, saccarose, cacbon đioxid

  • Câu B. Tinh bột, glucose, etanol

  • Câu C. Xenlulose, fructose, cacbon đioxid

  • Câu D. Tinh bột, glucose, cacbon dioxid

Xem đáp án và giải thích
Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là gì?


Đáp án:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…