a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm axit cacboxylic, cho ví dụ minh họa. b) Hãy nêu các phản ứng ở gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic, cho ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm axit cacboxylic, cho ví dụ minh họa.

b) Hãy nêu các phản ứng ở gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic, cho ví dụ minh họa.


Đáp án:

a) Những phản ứng nhóm chức axit cacbonyl. Xét CH3COOH

Với thuốc thử màu: làm quỳ tím hóa đỏ.

- Tác dụng với một số kim loại giải phóng H2.

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

- Tác dụng với muối của axit yếu hơn

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

- Tác dụng với ancol (phản ứng este hóa)

b) Những phản ứng ở gốc aixt.

- Phản ứng thế ở gốc hiđrocacbon (phản ứng H ở cacbon α)

CH3COOH + Cl2 --P--> CH2ClCOOH + HCl

- Phản ứng cộng vào gốc không no.

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cách điều chế magie nitrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cách điều chế magie nitrat


Đáp án:

- Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit:

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + H2O

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng?


Đáp án:

Phản ứng trùng hợp Phản ứng trùng ngưng
Định nghĩa Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn (polime). Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O, ...).
Quá trình n Monome→ Polime n Monome→ Polime + các phân tử nhỏ khác
Sản phẩm Polime trùng hợp Polime trùng ngưng
Điều kiện của monome Có liên kết đôi hoặc vòng kém bền. Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,22 g hỗn hợp hai este đồng phân A và B cần dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích VH2O : VCO2 = 1 : 1. Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A và B
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,22 g hỗn hợp hai este đồng phân A và B cần dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích VH2O : VCO2 = 1 : 1. Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A và B


Đáp án:

Đốt cháy este ta thu được nCO2 = nH2O ⇒ A, B là 2 este no, đơn chức có công thức dạng CnH2nO2 hay RCOOR’.

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH (1)

Theo (1) thì neste = nNaOH = 0,03.1 = 0,03 mol

⇒ Meste = meste : neste = 2,22 : 0,03 = 74 = MCnH2nO2

⇒ 14n + 32 = 74 ⇒ n = 3

CTPT 2 este : C3H6O2

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;

Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;

Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;

Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;

Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.

Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).

Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: a) CaO, CaCO3 b) CaO, MgO Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) CaO, CaCO3

b) CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

b) CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…