Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p . a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R. b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố. c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p .

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố.

c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?


Đáp án:

a) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R: 1s12s22p63s1.

b) R thuộc chu kì 3, nhóm IA, là nguyên tố natri.

c) Đó là nguyên tố kim loại điển hình.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau: a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, CH2OH-CHOH-CH2OH b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau:

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, CH2OH-CHOH-CH2OH

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO


Đáp án:

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH

Thuốc thử Etylamin Anilin Glucozo Glixerol
Quỳ tím Màu xanh - - -
AgNO3/NH3   - ↓ Ag -
Dd Br2   ↓ trắng  

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO

Thuốc thử Metylamin Phenol Axit axetic Andehit axetic
Quỳ tím Màu xanh - Màu đỏ -
Dd Br2 - ↓ trắng   Mất màu nâu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Tìm m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 35,2 g CaCO3 và MgCO3 tác dụng dung dịch HCl 20% (vừa đủ) thấy có 8,96l khí thoát ra ở đktc. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 29,2 (g)

  • Câu B. 146 (g)

  • Câu C. 163,6 (g)

  • Câu D. 28,4 g

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?


Đáp án:

Liên kết đơn: (còn gọi là liên kết σ) được tạo bởi một cặp e dùng chung

Thí dụ: H:H

CTCT H-H

Liên kết đôi: tạo bởi 2 cặp e dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và một liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ H2C :: CH2

CTCT H2C=CH2

Liên kết ba: được toạ bởi ba cặp dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và hai liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ HC⋮⋮CH

CTCT: HC≡CH

Xem đáp án và giải thích
Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.


Đáp án:

Khối lượng sắt có trong tấn gang chứa 95% sắt là: 800 x 95 / 100 = 760 (tấn)

Khối lượng sắt thực tế cần phải có là: 760 x 100 / 99 = 767,68 (tấn)

Có Fe3O4 → 3Fe

232 tấn Fe3O4 tạo ra 3 x 56 = 168 tấn Fe.

Muốn có 767,68 tấn sắt, cần 767,68 x 232 / 168 = 1060,13 tấn Fe3O4

Khối lượng quặng manhetit cần dùng là: 1060,13 x 100 / 80 = 1325,163 (tấn)

Xem đáp án và giải thích
Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC.

   Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?


Đáp án:

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…