Bài toán liên quan đến phản ứng điều chế anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:


Đáp án:
  • Câu A. 186,0 gam

  • Câu B. 111,6 gam

  • Câu C. 55,8 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 93,0 gam

Giải thích:

- Quá trình phản ứng: C6H6 + HNO3, H2SO4, to C6H5NO2 + Fe, HCl, to C6H5NH2, H = 30%;

- Ta có: nC6H5NH2 = nC6H6

%H = (156.0,3)/78 = 0,6 mol  Þ mC6H6 = 55,8g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 mệnh đề sau (1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư (2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư (3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư (4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư Số mệnh đề đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là


Đáp án:

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

1                       → 2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

1              2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1                             → 2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

1         2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.

(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

1                              1

Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.

(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + O2 → Al2O3 Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) K + O2 → K2O

b) Al + O2 → Al2O3

Lập phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Đặt hệ số 2 trước K2O, được:

K + O2 → 2K2O

Bên trái cần thêm 4 vào K.

Vậy phương trình hóa học là:

4K + O2 → 2K2O.

b) Đặt hệ số 2 trước Al2O3, được:

Al + O2 → 2Al2O3

Bên trái cần thêm 4 vào Al, 3 vào O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.


Đáp án:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tính hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo.

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng đến hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân giảm, do đó năng lượng ion hóa nói chung giảm.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là 


Đáp án:

Giải

Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)

mT = 64.x + 108.2x + 56y = 61,6 (1)

Bảo toàn electron: 2.x + 2.x + 3y = 0,55.2 (2)

Từ (1), (2) → x = 0,2 và y = 0,1

Bảo toàn electron:

2(a - y) + 0,25.2 = 2.x + 2.x → a = 0,25

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ. (5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet68 Game Bài
Loading…