Oxi hóa hoàn toàn 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 1,5 gam X là bao nhiêu gam?
nN = 2nN2 = 0,02 ⇒ mN = 0,28
nC = nCO2 = 0,04 ⇒ mC = 0,48
nH = 2nH2O = 0,1 ⇒ mH = 0,1
⇒ mO = 1,5 – mN – mC – mH = 0,64 gam
Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.
a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D
b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
a.
Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.
D + CuO --t0--> sp có tráng bạc
Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH
B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.
- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58
R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)
D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)
- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5
Các phương trình phản ứng :
CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)
C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)
Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015
Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol
Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:
neste = 10.0,003 = 0,03 mol
M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107
14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5
Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5
Cấu tạo của 2 este :
CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)
CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)
b.Tính % (m)
Theo bài ta có hệ pt:
x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21
⇒ x = y = 0,015 mol
%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %
%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm
- Tiến hành TN:
+ Lấy vào 2 cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein, khuấy đều.
+ Cốc 1: Cho vào 1 mẩu Na nhỏ
+ Cốc 2: Cho vào 1 mẩu K có cùng kích thước
- Quan sát hiện tượng
+ Cốc 1: Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiêt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
+ Cốc 2: Mẩu K tan nhanh, tỏa rất nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhưng phản ứng nhanh hơn cốc 1.
- Giải thích:
Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần nên tính kim loại của K mạnh hơn tính kim loại của Na dó đó phản ứng của K xảy ra mạnh và nhanh hơn Na.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì
- Tiến hành TN:
+ Rót vào cốc 1 + cốc 2: Mỗi cốc 60ml nước.
+ Rót vào cốc 3: 60ml nước nóng.
+ Nhỏ vào 3 cố, mỗi cốc vài giọt phenolphtalein
+ Cốc 1: Cho tiếp 1 mẩu Na nhỏ
+ Cốc 2, cốc 3: Mỗi cốc cho 1 mẩu Mg nhỏ
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: Giống hiện tượng TN1
Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
+ Cốc 2: Không có hiện tượng gì
+ Cốc 3: Mẩu Mg tan ít, dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhạt.
- Giải thích:
+ Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần nên tính kim loại của Mg yếu hơn Na
+ Na tan tốt trong nước, Mg không tan trong nước ở điều kiện thường và tan ít trong nước nóng.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Mg + 2H2O -to→ Mg(OH)2 + H2
Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy hòan toàn 1 mol X thu được hơi nước, 3mol CO2 và 0,5mol N2. Biết rằng X là hợp chất lưỡng tính và tác dụng được với nước Br2. X có CTCT là
Đốt 1 mol X → 3 mol CO2 + 0,5 mol N2
=> X có dạng C3HxNOy
Mà Mx = 89
=> x = 7
=> y = 2
=> X là 3H7NO2
X ưỡng tính và có phản ứng với Br2
=> X là CH2=CHCOONH4.
Câu A. chất xúc tác.
Câu B. môi trường.
Câu C. chất oxi hoá.
Câu D. chất khử.
Câu A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3.
Câu B. CH3COOC2H5 và C3H7COOC2H5.
Câu C. HCOOH và C2H5COOCH3.
Câu D. HCOOCH3 và C2H5COOH.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet