Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi :
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
1. Axit
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Ví dụ: HCl → H+ + Cl–
+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.
Ví dụ : H2SO4, H3PO4…
+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.
2. Bazo
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.
Ví dụ : KOH → K+ + OH–
+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–
Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+
3. Muối
Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-
+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+
Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hiđro (Z = 1) và nguyên tố urani (Z = 92) chỉ có 90 nguyên tố.
Từ H có Z = 1, urani có Z = 92 có tất cả 92 nguyên tố vì số hiệu của các ô trong bảng tuần hoàn là một dãy số tự nhiên và không có ô trống giữa các số thứ tự. Vậy trừ H và U chỉ còn 90 nguyên tố ở khoảng giữa 2 nguyên tố.
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Thí dụ:
- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Ứng với công thức C2HxOy ( M< 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền , mạch hở có phản ứng tráng bạc ?
Câu A.
2
Câu B.
4
Câu C.
1
Câu D.
3
Vì sao etilen là hóa chất hữu cơ được sản xuất với sản lượng lớn nhất?
Etilen là ngày nay được dùng làm nguyên liệu quan trọng trong sản xuất polime và nhiều hóa chất cơ bản khác nên được sản xuất với sản lượng lớn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet