Fructozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Fructozơ Đáp án đúng

  • Câu C. Glucozơ

  • Câu D. Amilopectin

Giải thích:

Chọn B. - Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt. - Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat). - Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng?


Đáp án:

4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O ⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.


Đáp án:

- Trong hợp chất H2S:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:

2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.

- Trong hợp chất SO2:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:

1.b = 2.II ⇒ b = IV.

Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất.  Tìm x?


Đáp án:

Dung dịch X chỉ chứa 2 muối là: Fe2(SO4)3 và CuSO4

n FeS2 = ½ n Fe2(SO4)3 = 0,06mol

n CuSO4 = 2n Cu2S = 2x mol

Bảo toàn nguyên tố S: 0,12.2 + x = 0,06.3 + 2x

⇒ x = 0,06

Xem đáp án và giải thích
a) Điền các số thích hợp vào bảng. Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V Ankan CnH2n+2 0 0 0 0 Anken CnH2n 2 1 0 1 Monoxicloankan CnH2n Ankađien CnH2n-2 Ankin CnH2n-2 Oximen(*) C10H16 Limone(*) C10H16 (*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”. (**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn. b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Điền các số thích hợp vào bảng.

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n        
Ankađien CnH2n-2        
Ankin CnH2n-2        
Oximen(*) C10H16        
Limone(*) C10H16        

(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.

(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.

b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.


Đáp án:

a)

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n 2 0 1 1
Ankađien CnH2n-2 4 2 0 2
Ankin CnH2n-2 4 2 0 2
Oximen(*) C10H16 6 3 0 3
Limone(*) C10H16 6 2 1 3

b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị

⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.

⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1).

⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.

⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2

Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.

Như vậy:

Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.

Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.





Đáp án:

Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n và (1 - x) mol H2.

MA = 14nx + 2(1 - x) = 2.6 = 12 (g/mol) (1)

Khi đun nóng 1 mol A có mặt chất xúc tác Ni, tất cả anken đã chuyển hết thành ankan (vì B không làm mất màu nước brom).

x mol        x mol          x mol

Số mol khí trong hỗn hợp B là (1 - x)

Khối lượng hỗn hợp B = khối lượng hỗn hợp A = 12 (g). Do đó :

MB=  = 8.2 = 16(g/mol)  x = 0,25.

Thay x = 0,25 vào (1), tìm được n = 3.

Hỗn hợp A : C3H6 25% ; H2 : 75%.

Hỗn hơp B : 0,25. 100%) : 0,75= 33,33%

H2 : 66,67%.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…