Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hai ion X+ và Y‒ đều có cấu hình e của khí hiếm Ar(Z=18). Cho các nhận xét sau: (1). Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4. (2). Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ. (3). Hiđroxit tương ứng của X là bazơ mạnh còn hiđroxit tương ứng của Y là axit yếu. (4). Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử của X. (5). X ở chu kì 3,còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn. (6). Hợp chất của Y với khí hiđro tan trong nước tạo thành dd làm hồng phenolphtalein. (7). Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y. (8). Trong hợp chất,Y có các oxi hóa là: ‒1,+1,+3,+5 và+7 Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

X là K (Z = 19) → K+ Y là Cl (Z = 17) → Cl− Các phát biểu đúng: (1), (2), (7), (8) (1). Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4. Đúng. Chú ý X,Y là nguyên tử nên số hạt mang điện là p và e: (19‒17).2=4 (2). Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ. Đúng. Cl2O7 là oxit axit của HClO4 ,K2O là oxit bazơ của KOH (3). Hidroxit tương ứng của X là bazơ mạnh còn. Hiđroxit tương ứng của Y là axit yếu. Sai. HCO4 là axit rất mạnh (mạnh nhất trong các axit) (4). Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử của X. Sai. X ở chu kì 4 Y ở chu kì 3 nên bán kính của Y nhỏ hơn X (5). X ở chu kì 3,còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Sai. X ở chu kì 4.Y ở chu kì 3 (6). Hợp chất của Y với khí hiđro tan trong nước tạo thành dd làm hồng phenolphtalein. Sai. HCl là axit. Bazơ kiềm mới làm hồng phenolphtalein (7). Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y. Đúng. X là kim loại mạnh còn Y là phi kim mạnh. (8). Trong hợp chất, Y có các oxi hóa là = ‒1,+1,+3,+5 và+7

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập vận dụng điều kiện tồn tại của các ion trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch?


Đáp án:
  • Câu A. NaCl và Ba(NO3)2.

  • Câu B. AlCl3 và CuSO4.

  • Câu C. Na2CO3 và KOH.

  • Câu D. NaOH và NaHCO3.

Xem đáp án và giải thích
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:


Đáp án:
  • Câu A. C + O2→CO2

  • Câu B. 3C + 4Al → Al4C3

  • Câu C. C + 2CuO → 2Cu + CO2

  • Câu D. C + H2O → CO + H2

Xem đáp án và giải thích
Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozzơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng: a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của axit. b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Viết phương trình hóa học cho mỗi thì nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozzơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:

a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của axit.

b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng.

Viết phương trình hóa học cho mỗi thì nghiệm.


Đáp án:

a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học chung của axit. Làm những thí nghiệm:

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2 ↑

H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng:

Tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2 mà cho các sản phẩm khử khác nhau như SO2, H2S, S.....

2Fe + 6H2SO4 đặc to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Tác dụng được với nhiều kim loại:

Cu + 2H2SO4 (đậm đặc)→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tính háo nước của H2SO4 đặc:

C12H22O11 H2SO4 đặc→ 12C + 11 H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi: a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B. b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A. c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần. d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần. e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.

c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.

d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.

e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí


Đáp án:

Ta có: v = k.[A].[B]

a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.

d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.

e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần

Xem đáp án và giải thích
Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?


Đáp án:

Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit + canxi oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit

⇔ mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.

Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…