Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 30,79%
Câu B. 30,97% Đáp án đúng
Câu C. 97,30%
Câu D. 97,03%
Đặt nCu = nCuO = a; nCu(NO3)2 = b; Khi cho X tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 thì ta chỉ thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất nên sau phản ứng thì NO3- hết và muối thu được là CuSO4. CuO + 2H+ ® Cu2+ + H2O; 3Cu + 8H+ + 2NO3- ® 3Cu2+ + 2NO + H2O; a 8/3a 2b ; 2a + 8/3a = nH+ = 2nH2SO4 = 1,4 Þ a = 3; ta có 2b = 2/3a Þ b = 0,1; Vậy khối lượng Cu trong X là [0,3.64]/[ 0,3.(64 + 80) + 0,1.188] = 30,97%
Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
P2O5 + 3H2O ----> 2H3PO4
142 2.98
6 ?
Khối lượng H3PO4 nguyên chất tạo từ 6 gam P2O5 là: 6.2.98/142=8,28 (g)
Khối lượng dung dịch H3PO4 trong 25 ml dung dịch H3PO4 (6%, D=1,03g/mol) là: mdd = D.V = 25.1,03 = 25,75 g
Khối lượng H3PO4 nguyên chất:
mct=6.25,75/100=1,545 (g)
Nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được sau khi thêm P2O5 là:
C% = (8,28 + 1,545).100/(6 + 25,75) = 31%
Cho 1 gam một hỗn hợp gồm Mg và một kim loại kiềm thổ R vào H2SO4 loãng thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Tìm R
Đặt hai kim loại Mg và R tương ứng với 1 kim loại là .
Ta có: M (0,05) + H2SO4 → MSO4 + H2 (0,05 mol)
→ M = 1: 0,05 = 20.
Mà MR < M < MMg → R là Be thỏa mãn.
Tại sao chuột lại chết gần nguồn nước?
Sau khi chuột ăn phải bả thì chính Zn3P2 sẽ thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, cơ thể nó khát nước và từ đó sẽ đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước để giảm cơn khát chính Zn3P2 đã tác dụng với nước để giải phóng ra một loại khí độc là Phốt phin (PH3):
Zn3P2 + 6H2O –> 3Zn(OH)2 + 2PH3.
Uống càng nhiều nước thì khí này càng thoát ra nhiều hơn và làm chuột chết, chính vì nguyên nhân đó mà chuột chết ở gần nguồn nước.
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Ta có: nH2 = 0,3 mol
--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g
Cho nước tác dụng với SO3 thu được dung dịch A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ tím chuyển sang màu gì?
SO3 + H2O → H2SO4
Sau phản ứng thu được dung dịch axit. Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet