1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm
+ Ống 1: chứa 3ml dd HCl 18%
Ống 2: chứa 3ml dd HCl 6%
+ Cho đồng thời viên kẽm có kích thước giống nhau vào 2 ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Viên kẽm trong ống 1 tan nhanh hơn, khi thoát ra mạnh hơn so với ống 2.
- Giải thích: Do nồng độ axit trong ống 1 lớn hơn trong ống 2 nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh hơn ống 2.
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia phản ứng.
2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN:
+ Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Đun nóng ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên
+ Cho đồng thời 1 hạt Zn có cùng kích thước vào 2 ống nghiệm
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 được đun nóng, nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ
3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Chuẩn bị 2 mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Trong đó mẫu 1 đem nghiền nhỏ.
+ Bỏ mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn vào ống 1, mẫu Zn còn lại bỏ vào mẫu 2.
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 kích thước hạt nhỏ hơn nên diện tích tiếp xúc với axit nhiều hơn do đó phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Khi tăng diện tích tiếp xúc các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học
- Tiến hành TN: Chuẩn bị dụng cụ như hình 7.5
+ Nạp đầy NO2 vào cả 2 ống (a), (b) cho đều nhau.
+ Đóng khóa K lại
+ Ống (a) ngâm trong nước đá, ống (b) ngâm trong nước nóng 80-90oC
+ Nhấc 2 ống ra, so sánh màu 2 ống.
- Hiện tượng: Ống (a) màu nhạt hơn ống (b)
- Giải thích: Khi làm lạnh ống (a), các phân tử NO2 (màu nâu đỏ) trong ống đã phản ứng tạo ra N2O4 (không màu).
PTHH: 2NO2 (k) ⇆ N2O4(k) ΔH = -58kJ
Màu nâu đỏ không màu
- Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr. Na2S, NaNO3.
Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
(màu trắng)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :
NaBr + AgNO3 AgBr + NaNO3
(màu vàng nhạt)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :
Na2S + 2AgNO3 Ag2S + 2NaNO3
(màu đen)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :
Na3PO4 + 3AgNO3 Na3PO4 + 3NaNO3
(màu vàng)
- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.
Câu A. metyl amin, lòng trắng trứng, alanin, anilin.
Câu B. metyl amin, anilin, lòng trắng trứng, alanin.
Câu C. lòng trắng trứng, metyl amin, alanin, anilin.
Câu D. metyl amin, lòng trắng trứng, anilin, alanin.
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?
Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .
Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000
Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000
Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000
Viết phương trình phản ứng hóa học cho chuối phản ứng sau:
Al → Al2O3 → NaAlO2 →Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3
1) 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
3) 2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → Na2CO3 + 2Al(OH)3↓
4) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4↓
6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl↓
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet