Câu A. N2, N2O Đáp án đúng
Câu B. NH3, O2
Câu C. N2O, O2
Câu D. NO2, O2
HNO3 thì kém bền, dễ bay hơi, khi cô cạn đồng thời bị nhiệt phân hết thành khí và hơi theo phương trình: 4HNO3 ---> 4NO2 + O2 + 2H2O. => NO2 và O2
Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Bị nhiệt phân huỷ?
b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2
b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.
Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng riêng D = 0,807 g/ml
Ta có: m(C6H10O5)n = (10.80)/100 = 8(kg) = 8000(gam)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (1)
162n g 180n g
⇒ m(C6H10O5)n = 8000. (180n/162n) (gam)
C6H12O6 -lên men, (30-32oC), enzim→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)
8000. (180n/162n)
mC2H5OH = 8000. 180. [92/(180.162)] = 4543,2(g)
Vì hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:
mC2H5OH thực tế = 4543,2. (80/100) = 3634,56(gam)
VC2H5OH nguyên chất = 3634,56/0,807 = 4503,5 (ml)
Vdd C2H5OH 96o = 4503,80. (100/96) = 4691,5 (ml) = 4,7(lít)
A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là bao nhiêu?
Nếu A và B cùng là nguyên tố s hoặc p.
Nếu A ít hơn B 1 lớp electron thì A có thể ít hơn B là 2 hoặc 8 hoặc 18 electron.
Nếu eB - eA = 2 và eB + eA = 32.
⇒ eB = 17 và eA = 15 ( loại vì 2 nguyên tố này có cùng lớp electron).
Nếu eB - eA = 8 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 20 và eA = 12 (chọn).
Nếu eB - eA = 18 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 25 và eA = 7(loại vì 2 nguyên tố này khác nhau 2 lớp electron).
Vậy A và B có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
a. Nêu những điểm giống và khác nhau về tính chất giữa các vật liệu polime: Chất dẻo, tơ, cao su và keo dán?
b. Phân biệt chất dỏe và vật liệu compozit
a) Giống nhau: Đều có thành phần polime
Khác nhau: Về tính chất:
+ Chất dẻo: có tính dẻo
+ Tơ: hình sợi dài, mảnh, mềm, dai
+ Cao su; có tính đàn hồi
+ Keo dán: có khả năng kết dính
b) Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo
Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau
Trình bày tính chất hóa học của Beri
- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.
Be → Be2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
2 Be + O2 → 2 BeO
- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.
b. Tác dụng với axit
- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Be + H2SO4 → BeSO4 + H2
- Với dung dịch HNO3:
3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c. Tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.
d. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB