Câu A. 68,40.
Câu B. 17,10. Đáp án đúng
Câu C. 34,20.
Câu D. 8,55.
Hỗn hợp M gồm : ancol (C2H6O ; C3H6O) ; axit và este(C2H4O2 ; C3H4O2 ) Gọi số mol nhóm ancol là x và nhóm axit + este là y mol Ta thấy nhóm ancol các chất đều có 6 H và nhóm axit + este là 4 H => bảo toàn H có: 6x + 4y = 2nH2O = 0,7 mol Và bảo toàn O : x + 2y = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,25 mol => x = 0,05 mol ; y = 0,1 mol Các chất nhóm axit + este có khả năng phản ứng với Ba(OH)2 => nOH = 2nBa(OH)2 = naxit + este = 0,1 mol => nBa(OH)2 = 0,05 mol => x = 17,10% =>B
Nồng độ mol là gì?
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo
(C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl
Ta có: ([35,5(n + x)].100) : (62,5n - 34,5x) = 66,18%
Quy đồng rồi biến đổi PT trên ta tìm được:
n = 2,16x
Đề bài hỏi là "Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo”
x = 1 (số phân tử clo)
=> n = 2,16 ≈ 2.
Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là gì?
nC = 6,72/22,4 = 0,3 (mol); nH = 8,1.2/18 = 0,9 (mol)
Số mol nguyên tử N = 1,12.2/22,4 = 0,1 (mol)
Hợp chất đơn chức ⇒ nX = nN = 0,1 mol
mO = 5,9 – 0,3.12 – 0,9.1 – 0,1.14 = 0 ⇒ Phân tử không có O
CTPT: CxHyNz
x:y:z = 0,3 : 0,9 : 0,1 = 3 : 9 : 1
⇒ Phân tử khối của hợp chất = 5,9/0,1 = 59
⇒ Công thức phân tử C3H9N
Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)
Giả sử có 100ml dung dịch rượu có x ml C2H5OH nguyên chất và y ml nước → x + y = 100
Khối lượng của 100 ml dung dịch rượu là 0,8x + y
Khối lượng riêng của dung dịch rượu là → (0,8x + y)/100 = 0,92 → 0,8x + y = 92
Giải hệ ⇒ x = 40 , y = 60
Vậy độ rượu của dung dịch là 40o
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)
Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.
Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip