Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:
CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH
Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?
6nCO2 + 5nH2O --as, clorophin--> (C6H1O5)n + 6nO2
2(C6H1O5)n + 2nH2O --men amilaza--> nC12H22O11
C12H22O11 + H2O --H+--> 2C6H12O11
C6H12O11 --men rượu--> 2C2H5OH + 2CO2
Giai đoạn (2) và (3) có thể dùng xúc tác axit (H+).
Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
⇒ mhh = mCu + mFe
Bảo toàn electron: 2nCu + 3nFe = 2nSO2
⇒ 64nCu + 56nFe = 15,2; 2nCu + 3nFe = 2.0,3
⇒ nCu = 0,15; nFe = 0,1 ⇒ %mFe = 0,01.56/15,2.100% = 36,84%
Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :
(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.
(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.
+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.
+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.
Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
Ta có: = 0,4.0,5 = 0,2 mol
nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,4 0,2
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,4 0,4
⇒ nNaOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 mol
⇒V(NaOH) = 0,8/0,75 = 1,07 lít = 1070ml
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
(2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng
(3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2
(4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH
Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?
Các phản ứng oxi hóa khử là:
(2): 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
(3): 2Mg + CO2 → 2MgO + C
(4): 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Câu A. P2O5
Câu B. Al2O3.
Câu C. Cr2O3
Câu D. K2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB