Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Propan-2-amin là amin bậc 1. Đáp án đúng

  • Câu B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutamic.

  • Câu C. (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.

  • Câu D. Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.

Giải thích:

Chọn A A. Đúng, Cấu tạo của propan-2-amin: CH3-CH(NH2)-CH3 → đây là amin bậc 1. B. Sai, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutaric. C. Sai, (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-metylpropan-2-amin. Lưu ý: Khi gọi tên một hợp chất hữu cơ giữa chữ và chữ sẽ không có dấu “ - ” ; giữa số và chữ sẽ có dấu “ - ” ; giữa số và số sẽ có dấu “ , ”. D. Sai, Triolein có công thức phân tử là C57H104O6.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí(đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. 6,0

  • Câu B. 6,9

  • Câu C. 7,0

  • Câu D. 6,08

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,42 gam.

  • Câu B. 2,94 gam.

  • Câu C. 9,9 gam.

  • Câu D. 7,98 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho các thí nghiệm sau: (1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; (2) H2S vào dung dịch CuSO4; (3) KI vào dung dịch FeCl3; (4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; (5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; (6) CuS vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm xảy phản ứng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) H2S vào dung dịch CuSO4;

(3) KI vào dung dịch FeCl3;

(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;

(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(6) CuS vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy phản ứng là


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể 3 thí dụ về 3 loại vật liệu hóa học được dùng trong đời sống và sản xuất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể 3 thí dụ về 3 loại vật liệu hóa học được dùng trong đời sống và sản xuất


Đáp án:

Vật liệu hóa học dùng trong sản xuất và đời sống : Cao su, các vật liệu hợp kim , tơ , sợi, ...

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của CO với: a) Khí O2; b) CuO. Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của CO với: a) Khí O2; b) CuO.

Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.


Đáp án:

a) 2CO + O2  --t0--> 2CO2 (1) (P/ứ hóa hợp + oxi hóa khử)

b) CO + CuO  --t0-->Cu + CO2 (2) (P/ư oxi hóa khử)

- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ cao.

- Vai trò của CO: là chất khử.

- Ứng dụng: phản ứng (1) CO cháy và tỏa nhiều nhiệt dùng trong các lò luyện gang, thép.

Phản ứng (2) ở điều kiện nhiệt độ cao khử oxit CuO tạo kim loại Cu (điều chế Cu)

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…