Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. N-Metylanilin là một amin thơm.

  • Câu B. Metylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

  • Câu C. Muối metylamoni clorua không tan trong nước Đáp án đúng

  • Câu D. Khi cho anilin phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH lại thu được anilin.

Giải thích:

Muối metylamoni clorua tan tốt trong nước do là hợp chất ion CH3NH3+Cl- =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là


Đáp án:

Giải

Ta có: m tăng = mCO2 = 52,8 g

→ nO bị khử = nCO2 = 52,8 : 44 = 1,2 mol

BTKL → mT = 300,8 + 1,2.16 = 320 gam

BTNT Fe → nFe = nFe(NO3)3 = 435,6 : 242 = 1,8 mol

BTNT Fe => nFe2O3 = 0,5nFe = 1,8.0,5 = 0,9 mol

→ mFe2O3 = 0,9.160 = 144g

→%mFe2O3 = 45%

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?


Đáp án:

Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1) Cu + H2SO4 đặc, nguội ; (5) Cu + HNO3 đặc, nguội (2) Cu(OH)2 + glucozơ ; (6) axit axetic + NaOH (3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH ; (7) AgNO3 + FeCl3 (4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl ; (8) Al + Cr2(SO4)3 Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Xác định khí và tên kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:


Đáp án:
  • Câu A.

    NO và Mg               

  • Câu B.

    NO2 và Al            

  • Câu C.

    N2O và Al       

  • Câu D.

    NO2 và Fe

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…