Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023) bao nhiêu?
Amilozơ là một thành phân cấu tạo nên tinh bột, amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, do nhiều mắt xích a-glucozơ –C6H10O5– liên kết với nhau tạo thành
n(C6H10O5)n = 194,4/(1000.162) mol
số mắc xích n = (194,4.6,02.1023)/(1000.162) = 7224.1017
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2
a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :
Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3
Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3
Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :
Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :
Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).
Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).
Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Tìm phân tử khối của Y
Chất hữu cơ X (C2H8O3N2) có: k = (2.2 + 2 – 8 + 2): 2 = 0 (không có liên kết )
X không thể là amino axit, vì vậy CTCT của X có thể là: CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 (X) + NaOH → CH3CH2NH2 (Y) + NaNO3 + H2O
Vậy MY = 45 g/mol.
Hãy trình bày cách pha chế:
400g dung dịch CuSO4 4%.
300ml dung dịch NaCl 3M.
mCuSO4 = (4.400)/100 = 16g
mH2O = 400 - 16 = 384g.
Cho 16g CuSO4 vào cốc, cho thêm 384 nước vào cốc và khuấy đều cho CuSO4 tan hết, ta được 400g dung dịch CuSO4 4%.
nNaCl trong 300ml (= 0,3 lít) dung dịch:
n = CM.V = 3.0,3 = 0,9 mol, mNaCl = 0,9 .58,5 = 52.65g.
Cho 52,65g NaCl vào cốc thêm nước vừa cho đủ 300ml dung dịch ta được 300ml dung dịch NaCl 3M.
E là este 3 chức
=> Hai muối có tỉ lệ mol 1:2 hoặc 2:1
nmuối = nNaOH = 0,6 => Mmuối = 218/3 => R = 17/3
Tổng của 3 gốc hiđrocacbon trong muối là 17
=> HCOONa, CH3COONa (1.2 + 15 = 17)
=> HCOOH và CH3COOH
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám.
Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:
mFe + mS = mFeS
Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:
mS = mFeS – mFe = 44 – 28 = 16(g)
Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB