a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa?
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần: một đầu phân cực (ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực (kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm: CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực:
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm –COONa+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm –OSO3Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm –COONa+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
Thành phần chính của đất sét là Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Al có trogn hợp chất trên.
M Al2O3.2SiO2.2H2O = 27.2 + 16.3 + 2.(28 + 16.2) + 2.(2 + 16) = 258 (g)
=> %mAl = (27.2.100)/258 = 20,9%
Hiđrocacbon X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là gì?
MX = 3,173.29 = 92 (C7H8)
Câu A. CaCO3, NaHCO3.
Câu B. Na2CO3.
Câu C. NaHCO3.
Câu D. Ca(OH)2.
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol
NH4 + NaNO2 --t0--> N2 kết tủa + NaCl + 2H2O
Trước pu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4
Sau pu: 0 0,2 0,4 0,4 0,4
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol
Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)
Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)
nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol
nNaNO2 dư = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol
Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M
Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn vơí khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Vết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.
a) S + O2 → SO2 (to)
b) C + O2 → CO2
c) 2Cu + O2 → 2CuO
d) 2Zn + O2 → 2ZnO
Oxit tạo thành là oxit axit:
SO2 axit tương ứng là H2SO3.
CO2 axit tương ứng là H2CO3.
Oxit tạo thành là oxit bazơ :
CuO bazơ tương ứng là Cu(OH)2.
ZnO là oxit lưỡng tính; bazơ tương ứng là Zn(OH)2, axit tương ứng: H2ZnO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet