Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng tetrapeptit thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng tetrapeptit thu được


Đáp án:

4Aminoaxit → tetrapeptit + 3H2O

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr. Na2S, NaNO3.

Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :

NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3

                             (màu trắng)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :

NaBr + AgNO3  AgBr + NaNO3

                        (màu vàng nhạt)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :

Na2S + 2AgNO3  Ag2S + 2NaNO3

                                  (màu đen)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :

Na3PO4 + 3AgNO3  Na3PO4 + 3NaNO3

                                       (màu vàng)

- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.




Xem đáp án và giải thích
Nung nóng hết 27,3gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí đktc bay ra. Tìm khối lượng Cu(NO3)2 trong X
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng hết 27,3gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí đktc bay ra. Tìm khối lượng Cu(NO3)2 trong X 


Đáp án:

2NaNO3 -toC→ 2NaNO2 + O2

2Cu(NO3)2 -toC→ 2CuO + 4NO2 + O2

Gọi nNaNO3 = x mol; nCu(NO3)2 = y mol

mX = 85x + 188y = 27,3 (1)

Hấp thụ khí vào H2O: nNO2 = 2y; nO2 = 0,5(x + y )

2H2O + 4NO2 + O2 → 4HNO3

⇒ O2 dư; nO2 dư = 0,5(x + y) – 0,5y = 0,5x = 0,05

⇒ x = 0,1 mol. Từ (1) ⇒ y = 0,1

⇒ mCu(NO3)2 = 18,8g

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2=  0,025 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)

→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về tính chất hóa học của H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (b) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (c) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O (d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là


Đáp án:
  • Câu A. (d)

  • Câu B. (c)

  • Câu C. (a)

  • Câu D. (b)

Xem đáp án và giải thích
Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).

 

Đáp án:

 Lấy từng chất một mẫu thử:

   - Cho lần lượt từng mẫu thử trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, mẫu thử nào làm đục nước vôi trong đó là CO2:

   Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

   - Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó là oxi.

   - Cho mẫu thử còn lại qua CuO nung nóng, khí nào đó có xuất hiện Cu ( màu đỏ). Đó là H2. Mẫu thử còn lại là không khí không làm đổi màu CuO.

   CuO + H2 → Cu + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…