Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 297 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng là 90%). Giá trị của m là
Xenlulozơ trinitrat + 3HNO3 đặc → Thuốc súng
3 mol ← 1 mol
H = 90%
=> Số mol HNO3 thực tế = 3 .100/90
=> mHNO3 = 210 kg
Viết công thức của các hợp chất sau đây:
a) Bari oxit
b) Kali nitrat
c) Canxi clorua
d) Đồng(II) hidroxit
e) Natri Sunfit
f) Bạc oxit
a) Bari oxit: BaO
b) Kali nitrat: KNO3
c) Canxi clorua: CaCl2
d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2
e) Natri Sunfit: Na2SO3
f) Bạc oxit: Ag2O
Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.
a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.
c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?
a.
nH2O = 0,72/18 = 0,04 mol; nCO2 = 1,32/44 = 0,03 mol
⇒ nH2O > nCO2
⇒ A là ancol no và theo đầu bài là đơn chức
Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+2O (n ≥ 1)
b.
CTCT có thể có của A là:
CH3-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)-CH3
c.
Khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1
⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)
Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4 có trong 1m3 khi chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đo ở đktc.
Ta có: 1 m3 = 1000 dm3 = 1000 lít
Trong 1 m3 có chứa 2% tạp chất nên lượng khí CH4 nguyên chất là: [(1000(100-2))/100] = 980 lít
nCH4 = 980/22,4 = 43,75 mol
CH4 + 2O2 --t0--> CO2 + 2H2O
Từ phương trình ta có: nO2 = 2nCH4 = 2.43,75 = 87,5 mol
⇒ VO2 = 87,5.22,4= 1960 lít
Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Tìm m
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H31COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H31COOK = 0,02 mol
⇒ m = 0,02.(282 + 38) = 6,4 g
Hãy nêu những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là một chất oxi hóa rất mạnh. Vì sao clo có tính chất đó?
+ Phản ứng minh họa tính oxi hóa mạnh của clo là:
Cl2 + H2 --as--> 2HCl
2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3
Cu + Cl2 --t0--> CuCl2
+ Clo có tính oxi hóa mạnh là do nó có ái lực với electron, nguyên tử clo rất dễ thu 1 electron để trở thành ion Cl-, có cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon (Ar).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet