Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một phân tử xenlulozơ có phân tử khối là 15.106, biết rằng chiều dài mỗi mắc xích C6H10O5 khoảng 5.10-7 (mm). Chiều dài của mạch xenlulozơ này gần đúng là


Đáp án:
  • Câu A. 3,0.10^-2 (mm)

  • Câu B. 4,5.10^-2 (mm) Đáp án đúng

  • Câu C. 4,5.10^-1 (mm)

  • Câu D. 3,0.10^-1 (mm)

Giải thích:

Chọn B

Phân tử xenlulozo có CT là (C6H10O5)n

Theo giả thiết ta có: MXenlulozo = 15.106 162.n = 15.106 n =15.10616292592,59

chiều dài xenlulozo = n × 5.10-7 =92592,59× 5.10-7= 0,046 mm 4,6.10-2 mm

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

- Tiến hành TN:

   + Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

   + Rót vào đó 3-4ml dd HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng

- Giải thích:

   + Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh màu vàng

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

- Tiến hành TN:

   + Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

- Hiện tượng:

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh. Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng rồi sau đó đến cuối buổi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

- Giải thích:

Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

- Tiến hành TN:

   + Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

   + Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

   + Lắc ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ → Fe3+)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

- Tiến hành TN

   + Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

   + Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

- Hiện tượng

   + Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

   + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh.

   + Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

- Giải thích

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về tính chất vật lý, tính chất hóa học của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận xét nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.

  • Câu B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định

  • Câu C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.

  • Câu D. Các polime dễ bay hơi.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là


Đáp án:
  • Câu A. glucozơ.

  • Câu B. saccarozơ.

  • Câu C. amino axit.

  • Câu D. amin.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt glucozơ, saccarozơ, và tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3/NH3 và NaOH

  • Câu B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

  • Câu C. HNO3 và AgNO3/NH3.

  • Câu D. Nước brom và NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng muối sắt clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 9,75

  • Câu B. 8,75

  • Câu C. 7,75

  • Câu D. 6,75

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…