Xác định thể tích khí hiđro (đktc) thoát ra khi cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit tác dụng với một hỗn hợp thu được bằng cách nấu chảy 6 gam magie với 4,5 gam silic đioxit. Giả sử phản ứng tiến hành với hiệu suất 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định thể tích khí hiđro (đktc) thoát ra khi cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit tác dụng với một hỗn hợp thu được bằng cách nấu chảy 6 gam magie với 4,5 gam silic đioxit. Giả sử phản ứng tiến hành với hiệu suất 100%.


Đáp án:

nMg = 0,25 mol

nSiO2 = 0,075 mol

                                     2Mg       +      SiO2        --t0--> Si          +    2MgO   (1)

Trước phản ứng:             0,25            0,075

Phản ứng:                       0,15             0,075                     0,075               0,15

Sau phản ứng:                0,1                   0                        0,075                0,15

                                     Si     +     2NaOH     +    H2O       --> Na2SiO3       +     2H2 (2)

                                    0,075                                                                                  0,15

Từ (1)  => nSi = nSiO2 = 0,075 mol

Từ (2) => nH2 = 2nSi = 0,15 mol

VH2 = 3,36 lít

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X bàng dung dịch NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. CTCT của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X bàng dung dịch NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. CTCT của X là


Đáp án:

Chất Y có phản ứng tráng bạc: HCOONa và MZ = 76 ⇒ Z có công thức là C3H6(OH)2.

Do Z hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam nên có 2 nhóm –OH liền kề nhau

⇒CTCT của X: HCOOCH2CH(CH3)OCOH

HCOOCH2CH(CH3)OCOH + 2NaOH → 2HCOONa + HOCH2CH(CH3)OH

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Đáp án:

Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 7,80.

  • Câu B. 3,90.

  • Câu C. 11,70.

  • Câu D. 5,85.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen. Hỗn hợp M có thể làm mất màu tối đa 75,0 g dung dịch brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2(lấy dư) thì thu được 21 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen. Hỗn hợp M có thể làm mất màu tối đa 75,0 g dung dịch brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch (lấy dư) thì thu được 21 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.



Đáp án:

Số mol xiclohexen = số mol Br2 = ( = 0,015 (mol).

Đặt số mol benzen trong hỗn hợp M là x.

2C6H6 + 1502  12C02 + 6H20

x mol                        6x mol

2C6H10 + 1702  12C02 + 10H20

015 mol                   0,09 mol

C02 + Ca(OH)2  CaC03 + H20

6x + 0,09 = = 0,210  x = 0,02

Khối lượng hỗn hợp M là : 0,02.78 + 0,015.82 = 2,79 (g).

% về khối lượng của C6H6 là : (100%) :  = 55,9%.

 C6H10 chiếm 44,1% khối lượng hỗn hợp M.




Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của nước
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học của nước


Đáp án:

Thí nghiệm 1

- Hiện tượng

Miếng Na tan dần.

Có khí thoát ra.

Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ.

- Phương trình hóa học: 2Na + H2O → 2NaOH + H2.

- Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazo làm phenol chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2.

Thí nghiệm 2

- Hiện tượng: Mẩu vôi nhão ra và tan dần

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Dung dịch đổi quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi thành màu đỏ)

- Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

- Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazo làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển hồng), phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3

- Hiện tượng: Photpho cháy sáng.

Có khói màu trắng tạo thành.

Sau khi lắc khói màu trắng tan hết.

Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

- Giải thích:

Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí Oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 là quỳ tím chuyển đỏ.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…