Xác định tên hợp chất của nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:


Đáp án:
  • Câu A. NH4HCO3

  • Câu B. (NH4)2CO3

  • Câu C. (NH4)2SO3

  • Câu D. NH4HSO3 Đáp án đúng

Giải thích:

Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm  khí Y có tính bazơ Y là NH3

Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Khí Z là SO2

Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl Muối X không chứa gốc SO32-

Vậy chất X là NH4HSO3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là


Đáp án:

Đặt công thức chung của 2 amin no, đơn chức, kế tiếp là CnH2n+3N

nCO2 = 2,24:22,4 = 0,1 (mol) ; nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)

CnH2n+3nN + (3n + 1,5)/2O2 → nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5N2

Ta có: nhh amin = (nH2O - nCO2)/1,5 = (0,2 - 0,1)/1,5 = 1/15 (mol)

=> n = nCO2/ nhh amin = 0,1/ (1/15) = 1,5

→ 2 amin là CH5N và C2H7N

Xem đáp án và giải thích
Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng điện li:

MgSO4 → Mg2+ + SO42-

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

nSO42- = 0,4 mol

⇒ CM(SO42-) = 0,4 / 0,5 = 0,8 (M)

Xem đáp án và giải thích
Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5mol/l từ 2 dung dịch axit đã cho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5mol/l từ 2 dung dịch axit đã cho.

 

Đáp án:

Pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.

- Số mol H2SO4 cần pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M:

nH2SO4 = CM.V = 1,5.0,05 = 0,075 (mol)

Gọi x(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 1M (1) => nH2SO4 = CM.V = 1.0,001x = 0,001x mol

Gọi y(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 3M (2) => nH2SO4 = 3.0,001y = 0,003y mol

=> 0,001x + 0,003y = 0,075 và x + y = 50 

Giải hệ phương trình ta có: x = 37,5ml; y = 12,5ml

- Cách pha chế:

+ Đong lấy 37,5ml dung dịch H2SO4 1M và 12,5ml dung dịch H2SO4 3M cho vào bình, lắc đều, ta được 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau : 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy cho biết : a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau :

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy cho biết :

a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa

b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa


Đáp án:

1, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb Pb : Cực dương, catot

2, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot

3, Phản ứng trong pin điện hóa : Pb + 2Ag+ → Pb 2+ + 2Ag

Pb → Pb 2+ + 2e Pb : Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:


Đáp án:
  • Câu A. NaOH và K2SO4

  • Câu B. K2CO3 và Ba(NO3)2

  • Câu C. KOH và FeCl3

  • Câu D. Na2CO3 và KNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…