Xác đinh % khối lượng nguyên tố dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X + O2 → Y; (b) Z + H2O → G (c) Z + Y → T (d) T + H2O → Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T có giá trị xấp xỉ bằng ?


Đáp án:
  • Câu A. 37,21%.

  • Câu B. 44,44%. Đáp án đúng

  • Câu C. 53,33%.

  • Câu D. 43,24%

Giải thích:

Chọn B.

- Các phản ứng xảy ra:

a. HCHO + 0,5O2 → HCOOH (Y)

b. C2H2 (Z) + H2Hg2+ CH3CHO (G);

c. HCOOH (Y) + C2H2 (Z) HCOOC2H3 (T);

d. HCOOC2H3 (T) + H2O H+ HCOOH (Y) + CH3CHO (G);

Vậy %O(T) = 44,44 %

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X gồm Na và Al2O3 vào nước thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thì thấy khối lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị sau:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X gồm Na và Al2O3 vào nước thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thì thấy khối lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị sau:

Tìm y


Đáp án:

nH2 = 0,08 mol

Gọi số mol Na và Al2O3 lần lượt là x, y (mol)

2Na (0,16) + 2H2O → 2NaOH (0,16) + H2 (0,8 mol)

⇒ mAl2O3 = mX – mNa = 9,8 – 23.0,16 = 6,12 gam

⇒ nAl2O3 = 0,06 mol

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

0,06 → 0,12 dư 0,04 → 0,12 (mol)

Vậy dung dịch X gồm: OH- dư (0,04 mol) và AlO2- (0,12 mol)

Quan sát đồ thị:

Tại nHCl = x mol: OH- dư vừa bị trung hòa hết ⇒ x = nOH- = 0,04 mol

Tại nHCl = 3,5x = 0,14 mol: nH+ = nOH- + nAl(OH)3 ⇒ 0,14 = 0,04 + nAl(OH)3

⇒ a = nAl(OH)3 = 0,1 mol

Tại nHCl = y mol: nHCl = nOH- + nAlO2- + 3(nAlO2- - nAl(OH)3) = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3

⇒ y = 0,04 + 4.0,12 – 3.0,1 = 0,22 mol

Xem đáp án và giải thích
Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là muối nào?


Đáp án:

Muối được làm bột nở trong thực phẩm là  NH4HSO3

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?


Đáp án:

a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.

b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp tách bạc ra khỏi hỗn hợp kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. HNO3

  • Câu C. Fe2(SO4)3

  • Câu D. AgNO3

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. (d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (e) Thủy phân hoàn toàn abumin thu được hỗn hợp α-amino axit. (g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…