Xà phòng là gì? Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ? Tại sao không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng ?
- Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
-Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước.
-Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa.
Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.
Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:
Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl
Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl
Dùng dung dịch AgNO3:
tạo kết tủa trắng → NaCl và KCl
NaCl (dd) + AgNO3 (dd) → NaNO3 (dd) + AgCl (r)
KCl (dd) + AgNO3 (dd) → KNO3 (dd) + AgCl (r)
còn lại → NaNO3 và KNO3
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nguyên nhân gì?
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
Ta có:
nH2 = 3/2 nAl = 0,15mol
=> V = 3,36l
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol
NH4 + NaNO2 --t0--> N2 kết tủa + NaCl + 2H2O
Trước pu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4
Sau pu: 0 0,2 0,4 0,4 0,4
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol
Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)
Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)
nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol
nNaNO2 dư = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol
Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :
a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB