Những tính chất vật lí chung của kim loại tinh khiết biến đổi thế nào khi biến thành hợp kim?
Hợp kim dẫn điện và nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất.
- Độ cứng của hợp kim hơn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất, độ dẻo thì hợp kim kém hơn kim loại.
- Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại thành phần.
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?
Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:
nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2
Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38
⇒ nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng
Vậy: mFe = 0,5. 56 = m - 0,75m → m = 112 (g)
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:
Giải
Ta có: FeS2 (x mol), Fe3O4 (y mol)
BTNT → X : Fe3+ (x + 3y) mol, SO42- (2x mol), NO3- (BTĐT ta có : 3x + 9y = 4x + nNO3- => nNO3- = (9y – x) mol)
Ta có : nNO + nNO2 = 0,64 và 30nNO + 46nNO2 = 23,04 hoặc AD đường chéo => nNO = 0,4 mol và nNO2 = 0,24 mol
Ap dụng BT e ta có : 15x + y = 3.0,4 + 0,24 = 1,44
BTKL : m muối = 82,08 => 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 82,08
→ 186x + 726y = 82,08
→ x= 0,09 và y = 0,09
BTNT N → nHNO3 = nNO3- + nNO + nNO2 = 9.0,09 – 0,09 + 0,4+ 0,24 = 1,36 mol
→ x = 1,36M
Câu A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.
Câu B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
Câu C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
Câu D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
Câu A. V = 22,4 (x +3y).
Câu B. V = 22,4 (x +y).
Câu C. V = 11,2 (2x +3y).
Câu D. V = 11,2 (2x +2y).
Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử.
b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.
a) Số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa – khử:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Số oxi hóa của Ag tăng từ 0 đến +1
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
Số oxi hóa của Cu tăng từ 0 đến +2.
Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.
b) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O
c) Trong các phản ứng trên: chất khử là Ag, Cu còn chất oxi hóa là oxi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB