Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 tính khối lượng Ag tạo thành 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 tính khối lượng Ag tạo thành 


Đáp án:

Đặt số mol của saccarozơ và matozơ trong hỗn hợp X là x và y.

Phương trình phản ứng :

     C12H22O11     +     H2O     -H+, to→     C6H12O6     +     C6H12O6 (1)

saccarozơ                                          glucozơ                 fructozơ

mol: x                          x                 x

     C12H22O11 + H2O -H+, to→ 2C6H12O6 (2)

     matozơ                                          glucozơ

mol: y                          2y

     CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr (3)

mol: x+2y            x+2y

     C12H22O11 -AgNO3/NH3, to→ 2Ag (4)

     matozơ

mol: y       →       2y

Theo (1), (2), (3) và giả thiết ta có :

Khi cho hỗn hợp X tham gia phản ứng tráng gương thì chỉ có matozơ phản ứng nên theo (4) ta có mAg = 0,005.2.108 = 1,08 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau : a. CuSO4 b. CdCl2 c. AgNO3 d. NiSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau :

a. CuSO4

b. CdCl2

c. AgNO3

d. NiSO4


Đáp án:

a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)

b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd

Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd

Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)

c. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag

Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 2 mol Ag (M = 108)

d. Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni

Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Nguyên tắc luyện gang thành thép: Loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, silic, mangan ...

Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy, khí oxi oxi hóa sắt thành FeO. Sau đó FeO sẽ oxi hóa một số nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, P, S. Ví dụ:

   2Fe + O2 → 2FeO

   FeO + C → Fe + CO

   2FeO + Si → 2Fe + SiO2

   FeO + Mn → Fe + MnO.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có :

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học

- Tiến hành TN:

    + Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh

    + Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc

    + Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]

    + Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: Không có hiện tượng gì

    + Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm

- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

Trong cốc 2:

Ở cực (+) xảy ra sự khử:

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:

Fe → Fe2+ + 2e

Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa

- Tiến hành TN:

    + Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc

    + Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh

    + Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu

- Giải thích:

    + Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

    + Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu

Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e

Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…