Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH .Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Có nglixerol = = 0,02 mol
⇒ Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mxà phòng = mmuối = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,80 gam
Em có thể dự đoán xem oximen và limonene trong điều kiện thường ở trạng tháu khí, lỏng,, hay rắn? tính tan của chúng như thế nào ? Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.
Phân tử oximen và limonene đều có 10 nguyên tử C, nên ở điều kiện thường chúng ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Để tác chúng có thể dùng phương pháp chưng cất.
Trong số các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và dịch chuyển theo chiều nào khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ:
a) CH4(k) + H20(k) ⇄ CO(k) + 3H2(k)
b) CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k)
c) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k)
d) 2HI → H2 + I2
e) N2O4(k) ⇄ 2NO2(k)
Giảm dung tích cảu bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi, tức là tăng áp suất của bình nên:
a) Cân bằng chuyển dịch theo chiều chiều nghịch (chiều làm giảm số mol khí)
b) Cân bằng không chuyển dịch (do số mol khí ở 2 về bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng)
c) Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm số mol khí)
d) Cân bằng không chuyển dịch(do số mol khí ở 2 về bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng)
e) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều làm giảm số mol khí)
Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tố X là Z, N, E
Theo đầu bài ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52
Với những nguyên tố bền (trừ hidro): Z ≤ N ≤ 1,52 Z → 3Z ≤ 2Z + N ≤ 1,52Z + 2Z
→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33
Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)
Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)
Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo
Kí hiệu số p, n, e của M là Z’, N’, E’
Theo đầu bài ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'
Ta có Z’ = 77 – 17a
→ 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a= 3
→ Z' = 77 - 17.3 = 26 → M là Fe.
Công thức thức của hợp chất là FeCl3.
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
- Tiến hành TN:
+ Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ
+ Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
+ Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC
- Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag
- Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm
PTHH:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của andehit và axit cacboxylic
- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau: axit axetic (ống 1) , andehit fomic (ống 2) và etanol (ống 3)
+ Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm
- Hiện tượng:
+ Ống 1: Quỳ tím chuyển hồng
+ Ống 2, 3: Quỳ tím không đổi màu.
- Tiếp tục cho vài giọt hỗn hợp chứa 1ml dung dịch AgNO3 1% và dung dịch NH3 5% vào 2 ống nghiệm còn lại.
- Hiện tượng:
+ Ống 2: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm là Ag. Do andehit fomic có phản ứng tráng bạc
PTHH:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
+ Ống 3: không có hiện tượng gì
Câu A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
Câu B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
Câu C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
Câu D. Protein có phản ứng màu biure.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet