X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X?
Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.
Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :
(14.100)/(R + 16) = 15,05
=> R = 77
=> R là C6H5
Công thức của X là C6H5–NH2.
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Y: CxH2x-1N3O4 ( 0,05 mol)
⇒ (0,05x).44 + 0,05.(2x - 1),9 = 27,45 ⇒ x =9
⇒ Y là Ala-Ala-Ala ⇒ X là Ala-Ala: 0,1 mol
⇒ nCaCO3 = nCO2= 0,1.6 = 0,6
⇒ m = 0,6.100 = 60 gam
Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m+a) gam muối. Tìm V và a?
nH2 = 0,3
2H+ + 2e → H2 ⇒ ne cho = 2nH2 = 0,6 mol
⇒ nSO2 = 1/2. ne cho = 0,3 mol ⇒ V = 6,72 l
Bảo toàn điện tích: 2nMg + 3nAl + 2nZn = 2nSO42-trong muối
⇒ nSO42-trong muối = 1/2. ne cho = 0,3 mol
a = mSO42-trong muối = 28,8g
Dầu mỏ khai thác ở thềm lục địa phía Nam có đặc điểm là nhiều ankan mạch dài và hàm lượng S rất thấp. Các nhận định sau đúng hay sai:
a) Dễ vận chuyển theo đường ống.
b) Chưng cất phân đoạn sẽ thu được xăng chất lượng cao.
c) Crăckinh nhiệt sẽ thu được xăng với chất lượng cao.
d) Làm nguyên liệu cho crăckinh, rifominh tốt vì chứa ít S.
- Nhận định đúng: d
- Nhận định sai: a, b, c
Cho 0,15 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là
nGly = nNaOH =0,15
mNaOH = 6(g)
Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Và các hiện tượng sau:
- Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2
- Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2:
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2↓
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
- Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4↓
- Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O
- Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2↓
- Cốc còn lại là dung dịch NaCl.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet