Viết tường trình
1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo
TN: Điều chế nước Clo bằng cách: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4
Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su)
- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dd NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Có khí màu nâu đỏ thoát ra sau phản ứng.
Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2 có màu nâu đỏ
Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.
2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.
Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt
Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.
Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dd NaBr và I2
Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd hồ tinh bột.
Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.
Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.
Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
→ Y có 11e → Y có Z = 11.
X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.
• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.
Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5
→ X có 17 e → Z = 17.
Câu A. axit axetic
Câu B. axit fomic
Câu C. metyl fomat
Câu D. metyl axatat
Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,09 0,24 0,3
2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
0,1 0,05
→ mCu = (0,05 + 0,09 ). 64 = 8,96 gam
Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quỳ tím?
Câu A. Lysin.
Câu B. Glyxin.
Câu C. Alanin.
Câu D. Axit glutamic.
Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?
Câu A. Al.
Câu B. Mg.
Câu C. Fe.
Câu D. K.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB