Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Phản ứng:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O  (1)

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2  (2)

Từ (1) => nFe = nFe(NO3)3 = nNO = 0,448/22,4 = 0,02(mol)

Từ (2) => nFe = 1/2 nFe(NO3)2 = 0,01(mol)

nFe(NO3)2 = 3/2 nFe(NO3)3 = 0,03(mol)

nFe dư = 0,0375 - 0,02 - 0,01 = 0,0075(mol)

Fe dư nên Cu chưa phản ứng.

=> mFe(NO3)3 = 180. 0,03 = 5,4(gam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm thế nào để phân biệt được hai loại phân lân: supephotphat đơn và supephotphat kép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để phân biệt được hai loại phân lân: supephotphat đơn và supephotphat kép.



Đáp án:

Hoà tan một lượng nhỏ mỗi mẫu phân lân vào nước. Phân lân supephotphat đơn có Ca(H2PO4)tan trong nước và CaSO4 không tan ; supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2 tan.


Xem đáp án và giải thích
Vì sao đun nóng dung dịch có thể làm chất rắn tan nhanh hơn trong nước 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao đun nóng dung dịch có thể làm chất rắn tan nhanh hơn trong nước 


Đáp án:

Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

Xem đáp án và giải thích
Chất không phản ứng với CuSO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

Đáp án:
  • Câu A. H2S.

  • Câu B. BaCl2.

  • Câu C. Fe2O3.

  • Câu D. NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.

  • Câu B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

  • Câu C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

  • Câu D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.


Đáp án:

Phản ứng của CH3-CH=CH-CH3

CH3-CH=CH-CH3 + Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3

CH3-CH=CH-CH3 + H2  --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3

Phản ứng của CH3 C≡C-CH3

CH3 C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CHBr2-CHBr2-CH3

CH3 C≡C-CH3 + 2H2   --Ni, t0-->  CH3-CH2-CH2-CH3

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…