Phản ứng hóa học
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có bảy ống nghiệm đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm : (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3, K2Cr2O7 và (COONa)2. Cho Ba(OH)2 đến dư vào bảy ống nghiệm trên. Sau khi các phản ứng kết thúc số ống nghiệm thu được kết tủa là :

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5 Đáp án đúng

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Giải thích:

Chọn B. (1) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O (2) Ba(OH)2 + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + BaCl2 (3) 7Ba(OH)2(dư) + 2Cr(NO3)3 → Ba(CrO2)2 + 6Ba(NO3)2 + 7H2O (4) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + KOH (5) 7Ba(OH)2(dư) + 2Al(NO3)3 → Ba(AlO2)2 + 6Ba(NO3)2 + 7H2O (6) 2Ba(OH)2 + K2Cr2O7 → 2BaCrO4↓ + 2KOH + 2H2O (7) Ba(OH)2 + (COONa)2 → Ba(COO)2↓ + 2NaOH Vậy có 5 ống nghiệm thu được kế tủa là (1), (2), (4), (6) và (7).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là


Đáp án:

H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O

0,02 mol             0,015           0,015 mol

Cô cạn còn Gly còn dư: 0,005 mol

=> m rắn = 2,07

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Dùng H2O nhận biết CaO.

Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.

Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.

 

Xem đáp án và giải thích
Xác định khối lượng chất béo tham gia vào phản ứng xà phòng hóa
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH dư thì thu được 18,77 gam xà phòng. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH dư thì chỉ thu được 17,81 gam xà phòng. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 18,36.

  • Câu B. 17,25.

  • Câu C. 17,65.

  • Câu D. 36,58.

Xem đáp án và giải thích
Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi giống và khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi giống và khác nhau như thế nào?


Đáp án:

+ Giống nhau: Đều là sự oxi hoá.

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là %?


Đáp án:

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O)

⇒ mCO2 + mH2O = 16,8 gam

Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol

⇒ 44x + 18y = 16,8 (1)

mX = mC + mH = 12x + 2y = 4 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,3; y = 0,2

⇒ %mC = [(0,3.12) / 4]. 100% = 90%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…