Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:
C --(1)--> CO2 ---(2)→ CaCO3 ↓ ---(3)→ CO2
(1) C + O2 --t0--> CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.
Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit ?
Câu A. H2N-CH(CH3)CONH-CH2COOH.
Câu B. H2N-CH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.
Câu C. H2N-CH2CONH-CH2COOH.
Câu D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Thí dụ:
- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:
A. S | a) Có tính oxi hóa |
B. SO2 | b) có tính khử |
C. H2S | c) chất rắn có tính oxi hóa và tính khử |
D. H2SO4 | d) không có tính oxi hóa và tính khử |
e) chất khí có tính oxi hóa và tính khử. |
A – c;
B – e;
C – b;
D – a;
Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 145), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.
Độ tan | NaNO3 | KBr | KNO3 | NH4Cl | NaCl | Na2SO4 |
10oC | 80g | 60g | 20g | 30g | 35g | 60g |
60oC | 130g | 95g | 110g | 70g | 38g | 45g |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB