Bài tập xác định công thức hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % nguyên tố
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449% ; 7,865% ; 15,73%. Khi cho 4,45g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85g muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng :


Đáp án:
  • Câu A. X vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH

  • Câu B. Phân tử X chứa 1 nhóm este

  • Câu C. X dễ tan trong nước hơn Alanin Đáp án đúng

  • Câu D. X là hợp chất no, tạp chức.

Giải thích:

Đáp án : C Phương pháp : Xác định công thức phân tử dựa trên tỉ lệ phần trăm nguyên tố . %mC : %mH : %mO : %mN = 40,449 : 7,865 : 35,956 : 15,73 ; => nC : nH : nO : nN = 3,37 : 7,865 : 2,25 : 1,12 = 3 : 7 : 2 : 1 ; Vì CTPT trùng CTĐGN => X là C3H7O2N ; Vì X phản ứng NaOH tạo muối => có nhóm COO ; ,nX = nmuối = 0,05 mol => Mmuối = 97g ; => X chỉ có thể là : H2N-C2H4COOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy giải thích : a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích :

a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.

b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.


Đáp án:

a, *Điện phân KCl nóng chảy

Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)

K+           Cl-

K+ + e → K

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân: 2KCl ----đpnc--> 2K + Cl2

* Điện phân dung dịch KCl

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

K+ ,H2O         Cl-,H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân: 2KCl + 2H2O --đpdd--> 2KOH + H2 + Cl2

Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.

b. * Điện phân dung dịch KNO3

Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)

K+ ,H2O         NO3-, H2O

2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd KNO3--> 2H2 + O2

*Điện phân dung dịch H2SO4

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

H+ ,H2O         SO42-, H2O

2H+ + 2e → H2         2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd H2SO4--> 2H2 + O2

Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp gồm Fe và NaNO3 trong khí trơ. (2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (3) Đốt dây Al trong bình kín chứa đầy khí CO2. (4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng. (5) Nung hỗn hợp bột gồm CuO và Al trong khí trơ. Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.


Đáp án:

Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.

Xem đáp án và giải thích
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2

Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

⇒ nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

Vậy: mFe = 0,5. 56 = m - 0,75m → m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc: a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2. b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2. c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:

a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2.

b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2.

c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.


Đáp án:

a) VO2 = nO2.22,4 = 0,05.22,4= 1,12(l)

 VH2 = nH2.22,4= 0,15.22,4= 3,36(l)

   VCO2 = nCO2.22,4=14.22,4 = 313,6(l)

   b) Vhh = 22,4(nO2+ nH2 + nO2) = 22,4(0,75 + 0,25 + 0,5) = 33,6(l)

   c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCO = VCO2 = VH2=VO2 = 0,02 . 22,4 = 0,448(l)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…