Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?


Đáp án:

hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.

Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.

Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.

Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8 đun nóng X thời gian trong bình kín (có bột Fe lam xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8 đun nóng X thời gian trong bình kín (có bột Fe lam xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là %?


Đáp án:

Hỗn hợp X có tỉ khối so với He bằng 1,8 => nH2/nN2 = 4/1

Coi hỗn hợp ban đầu có 4 mol H2 và 1 mol N2 ⇒ Hiệu suất tính theo N2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mtrước = msau

nt/ns = Ms/Mt = 2/1,8 = 10/9 => n(sau) = 4,5 mol

N2 + 3H2 → 2NH3

nkhí giảm = 2nN2 pư = 0,5 mol ⇒ nN2 pư = 0,25 mol

⇒ H% = 25%

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Trong phản ứng hóa học thì phản ứng nhiệt phân là phản ứng oxi hóa khử. (2). Supe photphat kép có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2. (3). Amophot là một loại phân hỗn hợp. (4). Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. (5). Đổ dung dịch chứa NH4Cl vào dung dịch chứa NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện. (6). Những chất tan hoàn toàn trong nước là những chất điện ly mạnh. (7). Chất mà tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện là chất điện ly. (8). Cho khí Cl2 qua giấy tẩm quỳ tím ẩm (màu tím) thấy giấy biến thành màu đỏ. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
 Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm thu được sau phản ứng là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm thu được sau phản ứng là gì?


Đáp án:

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 --t0-->  CO2 ↑+ 2H2O

Sản phẩm thu được là: CO2 và H2O

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Bài toán công thức của amin dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt hết 2 amin đơn no bậc 1 đồng đẳng kế tiếp thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3NH2, C2H5NH2

  • Câu B. C2H5NH2, C3H7NH2

  • Câu C. C4H9NH2, C5H11NH2

  • Câu D. C2H7NH2, C4H9NH2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…