Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?


Đáp án:

Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.


Đáp án:

Oxit axit:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit

P2O5 : Điphotpho pentaoxit

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

K2O: Kali oxit

MgO: Magie oxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng: a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3 b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4 c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:

a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3

 

b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4

 

c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O

 

d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.


Đáp án:

a) 2FeCl2 + Cl2 -> 2FeCl3

(Cl2 là chất oxi hóa)

b) Cl2 + SO2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4

( Cl2 là chất oxi hóa)

c) 6KOH + 3Cl2 -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

d) 2Ca(OH)2+ 2Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + 2H2O.

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và 1 este đơn chức, mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc) và thu được 2016 ml (đktc) CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3, khối lượng Ag tối đa thu được.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và 1 este đơn chức, mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc) và thu được 2016 ml (đktc) CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3, khối lượng Ag tối đa thu được.


Đáp án:

(CH2)2(CHO)2 : a mol

C2H3CHO: b mol                      + O2 : 0,095  --> CO2: 3a + 3b + 0,015x = 0,09 và H2O: 2a + 2b + 0,0075y = 0,06

CxHyOz

=> 0,015x = 0,01125y => x = 3, y = 4

=> Este: HCOOCH=CH2 → HCOONa + CH3CHO

BTNT "O": 2a + b + 2.0,015 + 2.0,095 = 0,09.2 + 0,06 => 2a + b = 0,02 mol

Mặt khác: 2a + 2b = 0,06 - 0,0075y = 0,03

=> a = 0,005, b = 0,01

nAg = 4a + 2b + 2.0,015 + 2.0,015 = 0,1 mol

mAg = 10,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol NaOH có trong 350 ml dung dịch NaOH 1M là:

n = CM.V = 0,35 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M chứa 0,35 mol NaOH là:

V = 0,35/2 = 0,175 lít = 175 ml

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2

  • Câu B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

  • Câu C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

  • Câu D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…