Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là


Đáp án:

nkhí = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)

Bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = 11,5 – 3,6 = 7,9 (gam)

nCl2 + nO2 = 0,125 và 71nCl2 + 32nO2 = 7,9

<=> nCl2 = 0,1; nO2 = 0,025

Bảo toàn electron:

2nM = 2nCl2 + 4nO2 ⇒ 2. (3,6/M) = 2. 0,1 + 4. 0,025 ⇒ M = 24 (Mg)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là?


Đáp án:

nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

Bỏa toàn electron: 2nSO2 = 2nCu

⇒ nSO2 = nCu = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho.


Đáp án:

Những điểm khác biệt trong cấu tạo của nguyên tử N và P.

Cấu tạo nguyên tử N Cấu tạo nguyên tử P
- Cấu hình e của N(Z = 7)
- 1s22s22p3
- Có hai lớp e và lớp ngoài cùng không có obitan trống.
- Cấu hình e của P(Z = 17)
- 1s22s22p63s23p3
- Có ba lớp e và lớp ngoài cùng có phân lớp 3d trống.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích
Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3 và KHCO3, thu được 3,6 gam H2O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3 và KHCO3, thu được 3,6 gam H2O và m gam hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là bao nhiêu gam?


Đáp án:

nH2O = nCO2 = 0,2 mol

mmuối cacbonat = mhỗn hợp – mCO2 – mH2O = 34,6 – 0,2.44 – 3,6 = 22,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Gly-Ala-Val
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được chất rắn khan có khối lượng là m gam. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 70,55.

  • Câu B. 59,60.

  • Câu C. 48,65.

  • Câu D. 74,15.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…