Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là gì?


Đáp án:

PX3 (x) + 3H2O → H3PO3 (x) + 3HX (3x mol)

2NaOH + H3PO3 → Na2HPO3 + 2H2O

NaOH + HX → NaX + H2O

nNaOH = 2nH3PO3 + nHX = 5x = 0,1 ⇒ x = 0,02 mol

PX3 = 5,42 : 0,02 = 271 ⇒ X = 80 ⇒ Br ⇒ PBr3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.


Đáp án:

Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C) a) Gọi tên khác của mỗi chất. b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất : isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B) ; metyl phenyl ete (C)

a) Gọi tên khác của mỗi chất.

b) Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích.





Đáp án:

a) Tên khác của A : cumen (2-phenylpropan) ;

                        B: phenylmetanol ( phenylcacbinol)

                        C: anisol

b) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi :

<

Do A, B, C có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng khác nhau về khả năng tạo liên kết hiđro và độ phân cực ; A, C không tạo được liên kết hiđro ; C phân cực hơn A; B tạo được liên kết hiđro.





Xem đáp án và giải thích
Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là


Đáp án:
  • Câu A. Be

  • Câu B. Ba

  • Câu C. Fe

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?


Đáp án:

Điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ:

- Thành phần hợp chất hưu cơ nhất thiết phải có cacbon còn thành phần của vô cơ thì có thể có, có thể không.

- Phản ứng các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt, ít tan trong nước, liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Để phân biệt hợp chất vô cơ với hợp chất hữu cơ một cách đơn giản là đốt:

- Hợp chất hữu cơ dễ cháy, dễ nóng chảy, khi cháy tạo ra muội than và than.

- Hợp chất vô cơ khó nóng chảy, khó cháy, không tạo ra muội than.

 

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…