Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân.


Đáp án:

Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Axit axetic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chấy X (có M = 60 và chứa C,H,O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. axit axetic

  • Câu B. metyl fomat

  • Câu C. Ancol propylic

  • Câu D. Axit fomic

Xem đáp án và giải thích
Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm Tiến hành: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?


Đáp án:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm trùng hợp propen CH3 – CH = CH2 là

Đáp án:
  • Câu A. Poli Isopren

  • Câu B. Poli vinyl clorua

  • Câu C. Poli buta- 1,3- đien

  • Câu D. poli propen

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?


Đáp án:

S + O2 --t0--> SO2

nS = 0,1 mol

nO2 = 0,15626 mol

Lấy tỉ lệ số mol chia cho hệ số phản ứng ta có:

0,1/1 <  0,15626/1 ⇒ Vậy oxi dư, lưu huỳnh hết.

Xem đáp án và giải thích
Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí(đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4 là?


Đáp án:

(K): Cu2+ + 2e → Cu

(A): 2H2O → O2 (0,05) + 4H+ + 4e (0,2 mol)

Bảo toàn e: nCu2+(đp) = 1/2. ne = 0,1 mol

Dung dịch sau điện phân có Cu2+ dư (do khối lượng đinh sắt tăng) và H+ (0,2mol)

Fe (x) + Cu2+ → Fe2+ + Cu (x mol) (1)

Fe (0,1) + 2H+ (0,2 mol) → Fe2+ + H2 (2)

mđinh sắt giảm = mCu sinh ra(1) – mFe pư (1+2) = 64x – 56x – 0,1.56 = 0,8g

⇒ x = 0,8 mol

⇒ nCu2+ đầu = 0,8 + 0,1 = 0,9

⇒ CM = 0,9/0,45 = 2 M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…