Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?


Đáp án:

Do nhiệt độ sôi của nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là?


Đáp án:

Mg (0,4) + 2Fe3+ (0,8) → Mg2+ (0,8 mol) + 2Fe2+

Mg (0,05) + Cu2+ (0,05) → Mg2+ (0,05 mol) + Cu

Mg (x) + Fe2+ (x) → Mg2+ (x mol) + Fe

⇒ Δm tăng = 0,05.64 + 56x - 24.(0,45 + x) = 11,6 ⇒ x = 0,6 mol

⇒ mMg = 24.(0,6 + 0,45) = 25,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1. Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1.

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?


Đáp án:

Khi đốt cháy một loại polime cho số mol CO2 bằng số mol H2O thì polime đó là polietilen.

Poli(vinyl colrua), protein khi đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngoài CO2, H2O. Tinh bột đốt cháy cho tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O khác nhau.

Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình hóa học sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra chất khí: Al + H2O + KOH → ; Fe2O3 + HNO3 → ; (CH3COO)2Ca → ; NaHCO3 + CH2OH[CHOH]4COOH → ; HCl + (CH3NH3)2CO3 → ; Cu + H2SO4 + NH4NO3 → ; NaOH + NH4HSO3 → ; H2O + KAlO2 + CO2 → ;

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.


Đáp án:

Đặc điểm và cấu trúc anđehit và xeton

 - Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2.

    - Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π không bền.

    - Liên kết C=O bị phân cực.

Trong cacbonyl trong phân tử xeton có cấu trúc tương tự nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit. Tuy nhiên, nguyên tử cacbon trong phân tử xeton bị chướng ngại lập thể, liên kết C=O trong phân tử xeton ít phân cực hơn so với anđehit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…